Ngay sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, nhiều doanh nghiệp còn phân vân, lo lắng không biết nên làm gì tiếp theo? Để tránh bị xử phạt hành chính theo quy định thì doanh nghiệp không nên bỏ qua các công việc cần làm khi mới thành lập công ty dưới đây. Hãy cùng Replus tìm hiểu kĩ hơn nhé.
Quy trình thực hiện các công việc cần làm khi mới thành lập công ty
Khắc con dấu và nội dung con dấu
Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nên tiến hành khắc dấu. Theo luật 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo con dâu có những thông tin: tên doanh nghiệp và mã số thuế công ty. Ngoài ra, trước khi sử dụng doanh nghiệp cần thông báo mẫu dấu với các cơ quan đăng ký để đăng thông tin công khai trên cổng thông tin quốc gia.
Mở tài khoản ngân hàng
Một trong các công việc cần làm khi mới thành lập công ty là liên hệ với các ngân hàng để tiến hành mở tài khoản thanh toán với doanh nghiệp. Hiện nay, tài khoản ngân hàng mang đến những ưu điểm tuyệt vời từ tiện lợi trong việc nộp thuế hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh.
Trong thời gian 10 ngày có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thông báo lên Sở Kế hoạch và Đầu tư. Lưu ý, một tài khoản chỉ có thể dùng cho một doanh nghiệp nhưng một doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngân hàng.
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng gồm:
- Bản sao Chứng minh nhân dân công chứng của kế toán trưởng
- Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng theo mẫu của từng ngân hàng
- Thông báo sử dụng mẫu dấu công ty
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã công chứng
- Bản sao chứng minh nhân dân công chứng người đại diện theo pháp luật
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
Đồng thời,các công việc phải làm khi mới thành lập công ty thì doanh nghiệp phải đóng thêm một khoản phí để duy trì tài khoản. Tùy vào từng ngân hàng sẽ quy định cụ thể từng mức phí phải đóng.
Treo biển hiệu công ty
Các công việc cần làm khi mới thành lập công ty bắt buộc doanh nghiệp không nên bỏ qua là treo biển hiệu công ty. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, tên doanh nghiệp bắt buộc phải gắn tại trụ sở làm việc hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện. Vì vậy, trường hợp doanh nghiệp không tiến hành treo bảng hiệu sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng. Thậm chí là khóa mã số thuế tại Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ -CP. Lưu ý, biển hiệu không được gắn tại không gian thoát hiểm, cứu hỏa hoặc vỉa hè, lòng được sẽ ảnh hưởng đến giao thông.
Mua chữ ký số
Điều cần biết khi thành lập công ty là doanh nghiệp phải mua chữ ký số cho công ty. Chữ ký số hay còn gọi là Token có hình dạng giống như USB, được xem là công cụ điện tử quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng online, giao dịch qua ngân hàng, đóng bảo hiểm xã hội… mà không cần quá nhiều thời gian đi lại đóng dấu hay in ấn.
Để sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp có thể tham khảo một số đơn vị cung cấp như: Viettel, FPT, BKAV,… Hiện tại, Viettel là nhà mạng cung cấp dịch vụ chữ ký số ổn định nhất.
Nộp thuế môn bài
Sau khi thành lập công ty thành công, doanh nghiệp phải tiến hành nộp tờ khai phí môn bài cùng với việc đóng thuế phí nhằm tránh nộp phạt. Đối với các công việc cần làm khi mới thành lập công ty mới xây dựng, lệ phí môn bài sẽ được kê khai 1 lần khi mới thành lập và nộp trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
Mức lệ phí đóng thuế môn bài của doanh nghiệp gồm:
Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng sẽ đóng 3.000.000 đồng/ năm
Vốn điều lệ dưới 10 triệu đồng sẽ đóng 2.000.000 đồng/ năm
Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Hiện nay, doanh nghiệp có hai hình thức phát hành hóa đơn là hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Dù doanh nghiệp sử dụng hình thức nào thì vẫn phải gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Đó là việc quan trọng trong các công việc cần làm khi mới thành lập công ty.
Đối với hóa đơn giấy: Sau khi làm thủ tục và đặt in hóa đơn theo sự đồng ý của cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp tiến hành liên hệ đơn vị in hóa đơn và phát hành.
Đối với hóa đơn điện tử: Sau khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn mới có giá trị sử dụng theo đúng quy định.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Hóa đơn mẫu
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
- Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử
Tại thông tư 68/2019/TT-BTC, ngày cuối cùng sử dụng hóa đơn là ngày 1/11/2019. Hiện tại, các đơn vị thông báo phát hành hóa đơn điện như Viettel, Misa, VNPT…
Để thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tiền, doanh nghiệp phải có:
- Chữ ký số
- Phần mềm HTKK để làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử
- Quyết định sử dụng hóa đơn, hóa đơn mẫu scan đính kèm file word để nộp qua mạng internet.
Đăng ký thuế lần đầu
Hiện nay, các giấy tờ cần thiết khi thành lập công ty là đăng ký thuế ban đầu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là khâu quan trọng đối với doanh nghiệp mới thành lập. Bao gồm:
- Tờ khai đăng ký hình thức kế toán, loại hóa đơn sử dụng
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc
- Quyết định bổ nhiệm kế toán
- Phân pháp khấu hao tài sản cố định
- Tờ khai lệ phí môn bài
- Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương diện điện tử
Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, vốn, chứng chỉ hành nghề
Trong quá trình đăng ký thành lập công ty mới, doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện như chứng chỉ hành nghề, vốn… nhằm tránh xử phạt. Đối với các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty Cổ phần, công ty Hợp danh… bắt buộc phải đúng cam kết góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể ngày có giấy phép.
Thông báo về số lượng lao động làm việc tại công ty
Trong vòng 30 ngày thành lập công ty, doanh nghiệp phải có trách nhiệm gửi thông báo ban đầu về số vốn lao động làm việc. Quy định này được dựa vào mẫu số 28 tại Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
Tham gia bảo hiểm cho người lao động
Các việc phải làm sau khi thành lập công ty không thể bỏ qua việc tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động. Tại Quyết định 772/772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày ký hợp đồng chính thức với người lao động thì bắt buộc doanh nghiệp phải đóng hồ sơ tham gia bảo hiểm.
Trên đây là các công việc cần làm khi mới thành lập công ty. Replus hi vọng, những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất.