Những thách thức mà Trái Đất phải đối mặt như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu… đang ngày càng trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh tăng dân số và đô thị hóa. Thực tế đáng lo ngại hơn là phần đông các doanh nghiệp hiện nay chỉ tập trung vào mục tiêu lợi nhuận mà chưa quan tâm đến tác động môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ chấp nhận đánh đổi lợi ích dài hạn để chọn LỢI NHUẬN trước mắt, bất chấp những hậu quả tiêu cực mà họ có thể gây ra cho môi trường và cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và thực hiện tốt trách nhiệm này, họ sẽ nhận được lợi ích KÉP cho cả doanh nghiệp và môi trường. Chỉ khi toàn xã hội cùng chung tay góp sức, chúng ta mới có thể gìn giữ môi trường sống trong sạch cho chính bản thân mình và cho thế hệ mai sau.
Ô nhiễm môi trường – Tiếng chuông cảnh tỉnh cho toàn nhân loại
Kể từ khi chào đời, mỗi chúng ta đều được ban tặng món quà quý giá mang tên cuộc sống, được tắm mình trong ánh sáng tươi đẹp của thế giới. Thế nhưng, trải qua bao thế kỷ, “ngôi nhà chung” mang tên Trái đất đang dần đổi thay, khoác lên mình chiếc áo choàng u ám của sự ô nhiễm. Vậy điều gì đã và đang xảy ra? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa một thực trạng đáng báo động: Ô nhiễm môi trường – vấn đề cấp bách ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của toàn nhân loại – hiện hữu qua những biến đổi môi trường cực đoan, những hậu quả khó lường như thiên tai, thời tiết bất thường, ô nhiễm nguồn nước và không khí…
Hãy nhớ lại hình ảnh chú cá nhà táng xấu số được tìm thấy ở bờ biển Nova Scotia, Canada vào năm 2022 với 150kg rác nhựa trong bụng, hay thảm cảnh cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh do nguồn nước ô nhiễm. Những ví dụ này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, là lời cảnh tỉnh cho con người về hậu quả của việc tàn phá môi trường.
Thế giới tự nhiên vận hành theo quy luật tuần hoàn chặt chẽ. Cùng với sự gia tăng dân số và nhiệt độ Trái Đất nóng dần lên, không khí mà con người hít thở mỗi ngày cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng do các động cơ và quy trình công nghiệp thải ra rất nhiều khí độc hại. Không chỉ vậy, nạn xả thải rác thải bừa bãi càng khiến cho hệ sinh thái dưới nước bị ảnh hưởng nặng nề. Các loài sinh vật biển, đặc biệt là cá, sẽ ăn phải và hấp thụ những chất thải độc hại khó phân hủy này. Chúng có thể chết sau một thời gian ngắn, nhưng số còn lại sẽ bị con người đánh bắt và chế biến thành thực phẩm. Vô hình chung, con người đang tự đầu độc chính mình bằng “thành phẩm” của rác thải.
Thiên nhiên vô tình hay tại con người vô tâm?
Điều gì xảy ra nếu thiên nhiên là một bức tranh vẽ? Bạn sẽ chọn màu gì để tô điểm cho bức tranh ấy? Màu xanh hy vọng đại diện cho bầu trời và cây lá, hay màu xám u ám của sự tàn phá và hủy diệt? Mỗi người đều mong ước được sống trong môi trường xanh, sạch, đẹp, không khí trong lành. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng chung tay bảo vệ môi trường. Chúng ta than vãn về khí thải độc hại, nhưng lại vô tư xả rác bừa bãi; chúng ta kêu gọi bảo vệ rừng, nhưng lại tiếp tay cho việc khai thác gỗ trái phép. Sự vô cảm sẽ dần hình thành, len lỏi vào tâm trí một số người và khiến chúng ta trở nên chai lì trước những thảm họa do chính mình gây ra.
Hãy nhớ lại trận lũ lụt kinh hoàng tại khu vực miền Trung năm 2020 đã cướp đi sinh mạng của 249 người và gây thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng. Hay những vụ sạt lở liên tiếp xảy ra đầu năm 2023 khiến nhiều người dân, cán bộ bị chết ngay cả khi đang làm nhiệm vụ chính là những minh chứng thực tế cho sự phẫn nộ của Mẹ thiên nhiên. Dù con người sở hữu những phương tiện, máy móc hiện đại nhất, nhưng khi thiên nhiên nổi giận, mọi thứ đều trở nên yếu ớt, chỉ như một con thuyền nhỏ mỏng manh ngoài khơi xa bão táp. Những thảm họa kinh hoàng ấy chính là lời cảnh tỉnh cho con người: Nếu cứ tiếp tục tàn phá, lợi dụng thiên nhiên một cách vô tội vạ, hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.
Bão, lũ năm 2020 khiến miền Trung thiệt hại hơn 36.000 tỉ đồng
Văn phòng ảo chuyển đổi số – Chìa khóa vàng để kiến tạo tương lai xanh và bền vững
Với tình trạng bùng nổ dân số như hiện nay – khi mà 66% số người dân toàn cầu sẽ sống tại các đô thị vào năm 2050, các thành phố sẽ ngày càng đối mặt với nhiều thách thức hơn về kinh tế – xã hội và môi trường. Khai thác tài nguyên quá mức, công nghiệp hóa, đô thị hóa gia tăng cùng lối sống hiện đại tiêu thụ nhiều năng lượng đang dần bào mòn môi trường sống và đe dọa sự phát triển bền vững của con người.
Bên cạnh đó, một nghịch lý đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam: doanh nghiệp Việt Nam tuy giỏi thích nghi, trụ hạng tốt nhưng vẫn mãi loay hoay trong vòng xoáy nhỏ bé, “chậm lớn”, “khó lớn” và “ngại lớn”. Thay vì chủ động nắm bắt xu thế và bứt phá, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chìm đắm trong “tư duy cố hữu”, ưa thích sự an toàn và thiếu tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển bền vững. Thêm vào đó, hệ thống chính sách chưa thực sự sát sao và môi trường kinh doanh chưa kịp thời nhanh nhanh chóng cho sự đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế bền vững, khiến cho việc “lột xác” trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Dựa trên những bối cảnh trên, đổi mới công nghệ và chuyển đổi số nổi lên như một “chìa khóa vàng” giúp các doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Đây không chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt, mà còn là con đường dẫn đến mục tiêu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, hướng đến một tương lai xanh và bền vững.
Tuy nhiên, chuyển đổi số là một quá trình phức tạp với nhiều khía cạnh và ẩn chứa nhiều rủi ro có thể khiến những người đứng đầu của cả một doanh nghiệp giàu kinh nghiệm nhất cũng phải quay cuồng. Việc triển khai hiệu quả đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, tài chính và nguồn lực con người, đồng thời cần sự am hiểu sâu sắc về công nghệ và thị trường. Do đó, thay vì dốc toàn lực vào một canh bạc đầy rủi ro, các doanh nghiệp thông minh ngày nay đang lựa chọn giải pháp an toàn và hiệu quả hơn: sử dụng dịch vụ chuyển đổi số từ các công ty chuyên nghiệp. Việc tiếp cận các dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp từng bước chuyển đổi công nghệ một cách hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời có thể cảm nhận được hiệu quả thực tế trước khi quyết định đầu tư lớn hơn.
Công ty Cổ phần Replus tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ Văn phòng ảo chuyển đổi số thế hệ mới dành cho Startup và SMES. Nhờ sự bứt phá về tính sáng tạo và hữu ích trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mô hình này được ứng dụng mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Trên thực tiễn, Văn phòng ảo (Văn phòng số) đã giúp nhiều doanh nghiệp tiết kiệm tài nguyên, chi phí; bảo vệ môi trường xanh, bền vững cho doanh nghiệp; quảng bá hình ảnh góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp và thương hiệu của sản phẩm đến với khách hàng.
Theo nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon, việc áp dụng mô hình làm việc từ xa có thể giúp giảm lượng khí thải CO2 từ giao thông vận tải lên đến 30%. Văn phòng ảo mang đến khả năng làm việc linh hoạt cho nhân viên, cho phép họ hoàn thành công việc từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào chỉ với kết nối Internet. Nhờ vậy, việc di chuyển đến văn phòng truyền thống được hạn chế tối đa, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, từ đó tăng năng suất làm việc vì nhân viên có thể chủ động sắp xếp thời gian và không gian làm việc phù hợp. Bên cạnh đó, văn phòng ảo còn góp phần bảo vệ môi trường bằng cách thúc đẩy việc sử dụng hợp đồng điện tử. Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, các giao dịch và hoạt động văn phòng được thực hiện trực tuyến, giảm thiểu việc in ấn tài liệu, tiết kiệm năng lượng và nguồn lực. Hợp đồng điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp và đối tác tiết kiệm thời gian và công sức mà còn góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
Với những lợi ích thiết thực, mô hình Văn phòng ảo (văn phòng số) sẽ trở thành xu thế tương lai. Đây là một hướng đi mới mang tính đột phá, hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi tích cực cho môi trường, doanh nghiệp, xã hội và cho cả toàn cầu.