Sau đây là 7 bước phục hồi kinh doanh sau đại dịch dựa vào lời khuyên của chuyên gia vận hành rủi ro Mỹ để có thể tồn tại và sẵn sàng hoạt động hiệu quả sau đại dịch.
Đại dịch covid-19 đang tác động mạnh đến nhiều doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực. Ngành nghề khiến một số thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa hoàn toàn.
Từ bây giờ các doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp. Thực hiện các bước ngay bây giờ để có thể đứng vững trước cơn khủng hoảng và có thể phục hồi kinh doanh sau đại dịch nhanh chóng khi qua cơn khủng hoảng.
Chăm lo cho nhân viên
Tổ chức hoặc doanh nghiệp nên liên lạc thường xuyên, chặt chẽ với nhân viên của mình để nắm rõ tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến họ như thế nào. Hãy trấn an và động viên họ khi có thể, có những dự định hỗ trợ cho nhân viên. Điều này tạo tiền đề cho mối quan hệ khăng khít giữa nhân viên và doanh nghiệp, tạo sự trung thành, doanh nghiệp hạn chế gặp khó khăn cho bài toán nhân sự sau khi phục hồi kinh doanh sau đại dịch, hoạt động kinh doanh.
Nhân sự là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp, đối với những công ty kinh doanh. Vận hành cần chiều sâu kiến thức, phụ thuộc nhiều vào chất xám thì nhân viên càng mang tầm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Thời gian kinh tế khủng hoảng trong đại dịch là thời gian bạn nên tăng lợi thế cạnh tranh được xây dựng trên nền tảng con người.
Xây dựng hệ thống quản trị kinh doanh sau đại dịch
Tạo hệ thống quản trị để ra quyết định, bằng cách tập trung vào dữ liệu hơn là cảm xúc.
Hệ thống quản trị này gồm 3 cấp độ:
- Hệ thống ngắn hạn: Giúp xử các khó khăn về công việc hằng ngày, nhân sự.
- Hệ thống trung hạn: Kế hoạch dự trữ tiền mặt và khả năng sa thải.
- Hệ thống dại hạn: Tính toán các tác động kinh tế lớn.
Vận hành đánh giá các rủi ro kinh doanh sau đại dịch
Dù hoạt động kinh doanh ở bất kỳ giai đoạn nào cũng tồn tại những rủi ro nhất định chứ không phải xảy ra khi có đại dịch. Vì vậy doanh nghiệp luôn cần có các đánh giá rủi ro để phản ứng, giải quyết kịp thời, giúp hoạt động kinh doanh thuận lợi, thông suốt và phục hồi kinh doanh sau đại dịch.
Tuy nhiên ngay khi doanh nghiệp đã có một hệ thống đánh giả rủi ro thì có thể nó không còn phù hợp với covid-19. Cho nên cần thiết lập phương pháp mới tập trung vào các biện pháp an toàn và vệ sinh cần thiết để bảo vệ con người, công nghệ, tài chính và hoạt động trong thời gian dịch bệnh.
Tăng cường đẩy mạnh truyền thông ra bên ngoài
Doanh nghiệp nên dành thời gian trấn an đối tác, khách hàng và có các chiến dịch chung tay đẩy lùi, chống lại sự bùng phát. Góp phần giải quyết chúng sẽ dễ dàng tạo thiện cảm với khách hàng và tăng nhận diện thương hiệu.
Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm, thậm chí loại bỏ tất cả chi phí marketing, truyền thông để doanh nghiệp đỡ lỗ tổn trong mùa dịch. Điều này hoàn toàn thiếu sáng suốt, vì chuyên gia vận hành rủi ro Mỹ nói rằng “trong khủng hoảng, hàng hóa lớn nhất của bạn là niềm tin”. Đây là thời điểm lý tưởng để phục hồi kinh doanh sau đại dịch, kết hợp các chiến dịch phù hợp với loại hàng hóa của mình giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu. Gia tăng sự kết nối và để họ sẵn sàng quay lại ủng hộ khi mùa dịch đi qua. Như vậy có thể giúp doanh nghiệp của bạn có thể phục hồi kinh doanh sau đại dịch. Đứng vững trong mùa dịch và sau khi mùa dịch kết thúc.\
Đánh giá chuỗi cung ứng phục hồi kinh doanh sau đại dịch
Đây là bước cần thiết để tiết kiệm chi phí đồng thời tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra lại yêu cầu của những khách hàng hiện có, nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp.
Sau đó, Replus trao đổi với các nhà cung cấp Svề năng lực hiện tại của họ, cần cảnh giác rằng họ có thể hứa hẹn hơn khả năng. Nếu kinh phí eo hẹp, doanh nghiệp nên kiểm định kỹ càng những sản phẩm quan trọng, chọn lọc và hạn chế những sản phẩm không cần thiết. Thay vào đó hãy suy nghĩ và sáng tạo về cách trao đổi với đối tác cung ứng sản phẩm, dịch vụ và quyền lợi để tối ưu hóa lợi nhuận, giữ được mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, để nguồn cung liên tục khi mùa dịch qua.
Xem xét rủi ro hoạt động phục hồi kinh doanh sau đại dịch
Đánh giá tất cả các khía cạnh hoạt động, rủi ro gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Những rủi ro này có thể do các nguyên nhân như: quy trình vận hành không tốt, con người, các sự kiện khách quan bên ngoài…. Việc xem xét, đánh giá đúng các rủi ro, các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo tiền đề cho việc thích ứng, ngăn ngừa và giải quyết kịp thời vấn đề. Từ đó doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh tốt hơn để phát triển mạnh mẽ trở lại khi kết thúc khủng hoảng. Lập danh sách kiểm tra trước khi hoạt động trở lại. Điều đó sẽ đảm bảo bạn hoàn toàn sẵn sàng khi tình hình xã hội cho phép.
Tận dụng thời gian một cách hiệu quả phục hồi kinh doanh sau đại dịch
Hãy tận dụng thời gian rảnh rỗi để tập trung suy nghĩ về việc phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, chăm sóc khách hàng, hệ thống phân phối… Doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình sáng tạo của mình để họ có thêm sự gắn kết với doanh nghiệp và cảm thấy có giá trị, năng suất làm việc tốt.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không ngừng đối mặt với khủng hoảng, thách thức. Để tồn tại và phát triển, chúng ta cần có chiến lược để thích nghi, nắm bắt các cơ hội để cải thiện và phục hồi kinh doanh sau đại dịch mạnh mẽ hơn.
Mặc dù lời khuyên của chuyên gia vận hành rủi ro Mỹ thiết kế để giúp đỡ doanh nghiệp sẵn sàng. Bình phục sau khủng hoảng nhưng ông nói rằng, nó cũng có thể giúp họ ứng phó trong lúc đại dịch đang diễn ra.
Theo ông, sự thay đổi trong điều kiện kinh doanh khi có dịch khả năng sẽ xảy ra theo 4 cách:
- Thứ nhất: Nhiều doanh nghiệp sẽ bắt đầu hoạt động từ xa, vì làm việc tại nhà sẽ khả thi hơn.
- Thứ hai: Chính xu hướng làm việc từ xa sẽ giúp công nghệ phát triển nhanh.
- Thứ ba: Toàn cầu hóa sẽ được xem xét lại để có khả năng thích ứng tốt hơn với những cú sốc tương tự như covid-19.
- Thứ tư: Các doanh nghiệp nói chung cần trở nên mạnh mẽ hơn và tập trung vào kế hoạch dài hạn.