Từ nhiều năm nay, ngành may mặc của Việt Nam nổi lên như một ngành có tính cạnh tranh cao. Hàng may mặc khi xuất khẩu sang nước ngoài hay tiêu dùng nội địa thì rất được ưa chuộng nhờ giá hợp lý và chất lượng tốt. Hiện nay, ngành công nghiệp may mặc phát triển, chiếm lĩnh ưu thế trên thị trường và thu hút các doanh nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Bằng chứng hiện nay số lượng các công ty may mặc liên tục được thành lập đưa vào vận hành và phát triển.
Vậy làm như thế nào để thành lập công ty may mặc uy tín, chất lượng và đúng pháp luật. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây về nắm vững những “bí kíp” cần thiết khi thành lập công ty ở lĩnh vực này.
Thông tin cần biết thành lập công ty may mặc
- Tên công ty: Tên công ty may mặc không được trùng với tên công ty khác để tránh nhầm lẫn. Bạn có thể tham khảo trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp để tham khảo hoặc xem tại điều 42 luật doanh nghiệp 2014.
- Trụ sở của công ty may mặc: Không được đặt tại chung cư hoặc khu vực tập thể. Bạn có thể thuê địa chỉ kinh doanh tại tòa nhà văn phòng hạng A-Quận 1, Bình Thạnh, quận 9, Thủ Đức tại Replus.
- Vốn điều lệ: Có những ngành nghề và lĩnh vực yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
- Ngành nghề đăng ký cho công ty may mặc: Có thể tham khảo thêm ở trang điện tử qui định về mã ngành may mặc.
Các bước thành lập công ty may mặc
Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty
Hiện nay để mở một công ty may mặc. Bạn có thể chọn 5 loại hình công ty sau:
- Công ty cổ phần (Shareholding companies)
- Vốn điều lệ được chia làm những phần bằng nhau gọi là cổ phần
- Thành viên tham gia góp vốn gọi là cổ đông (cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức)
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 03, không quy định số lượng tối đa
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và phạm vi tài sản góp vốn vào công ty
- Các cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ một số trường hợp quy định tại khoản 3, 5 điều 84 luật doanh nghiệp 2014.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Có quyền phát hành chứng khoán và gọi vốn
- Công ty TNHH MTV (One member limited liability companies)
Đây là công ty có một chủ sở hữu (có thể là cá nhân hoặc tổ chức). Chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và tài sản khác của công ty theo nghĩa vụ, phạm vi số vốn điều lệ.
- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân
- Công ty không được phát hành cổ phiếu
- Chủ sở hữu công ty toàn quyền quyết định mọi vấn đề của công ty.
- Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho người khác
- Công ty TNHH 02 thành viên trở lên (A limited liability company)
- Thành viên có thể là cá nhân hoặc là tổ chức
- Số lượng tối đa là 50 thành viên
- Thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi góp vốn
- Phần vốn của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân
- Công ty tư nhân (Private enterprise)
- Công ty tư nhân do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản và hoạt động của công ty
- Công ty không có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán
- Chủ doanh nghiệp là người đại diện pháp luật
- Công ty hợp danh (Partnership):
- Ít nhất 2 thành viên tham gia cùng sở hữu
- Thành viên góp vốn công ty hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm về phần tài sản góp vốn
- Có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu
- Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần)
- Danh sách thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh, danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với doanh nghiệp là tổ chức
- Bản sao có công chứng hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- CMND/CCCD/hộ chiếu đối với người thành lập là cá nhân
- Quyết định thành lập doanh nghiệp + giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương chứng thực cá nhân; đối với trường hợp doanh nghiệp là tổ chức thì cần giấy chứng thực của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền có giá trị.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài.
Nơi gửi hồ sơ: Cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh (phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) ở tỉnh/thành phố có đặt trụ sở
Thời hạn xem xét hồ sơ: 3 đến 5 ngày
Bước 3: Nhận kết quả
Sau thời gian từ 3 đến 5 ngày làm việc thì doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ được trả về và được cho biết những chỗ sai hoặc giấy tờ còn thiếu để bạn bổ sung hoặc chỉnh sửa, sau đó tiến hành nộp hồ sơ lại và chờ kết quả.
Bước 4: Các thủ tục sau khi thành lập công ty may mặc
- Treo biển hiệu tại địa chỉ đặt trụ sở công ty
- Phát hành hóa đơn kinh doanh
- Thông báo áp dụng tính thuế
- Báo cáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tại cổng thông tin
- Tạo tài khoản ngân hàng
- Khắc dấu công ty may mặc
- Đăng ký chữ ký số và khai báo với Sở Kế hoạch và đầu tư, nộp thuế điện tử
- Kê khai thuế và đóng thuế môn bài
- Các thành viên tham gia góp vốn đầy đủ theo cam kết ban đầu
***Lo lắng khi thủ tục rắc rối, rườm rà. Hãy tìm ngay đến Replus để được tư vấn hoàn toàn miễn phí và báo giá cụ thể về dịch vụ.
Bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khi thành lập công ty may mặc. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp về vấn đề thành lập công ty may mặc hay thủ tục pháp lý hãy liên hệ ngay với số hotline của Replus-công ty chuyên chung cấp dịch vụ thành lập công ty để được tư vấn MIỄN PHÍ và hoàn tất thủ tục trong thời gian sớm nhất.
Website: www.replus.vn – replus.com.vn
Hotline: 0932 678 626 – 028 6288 3088
Email: [email protected]