Kinh doanh thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đòi hỏi cần phải có kế hoạch chi tiết về phương thức đào tạo đồng thời nhận được sự phê duyệt của địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đồng thời, việc hoạt động ở lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo cần được chú trọng về tiêu chuẩn, chất lượng được đề ra nhằm đáp ứng cho mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, xây dựng lớp trẻ vững tri thức, giỏi kĩ năng.
Sau đây là 8 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo:
1. Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
Việc xây dựng cơ sở giáo dục đại học cần được sự chấp nhận của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường giáo dục. Ngoài ra đơn vị còn phải có xác nhận về khả năng tài chính đủ khả năng đầu tư và xây dựng, trong đó có cả việc xây dựng ký túc xá trường học.
2. Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì chương trình đào tạo vẫn được phép tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục Việt Nam và chỉ được phép đào tạo các chương trình giáo dục nước ngoài đã được liên kết.
3. Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên
Trong khuôn khổ hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên, cần phải đảm bảo đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, học tập.
4. Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
5. Hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông được chia làm các cấp học là: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học. Đối với từng cấp bậc đào tạo cần phải có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp, đạt chỉ tiêu.
6. Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải đáp ứng các điều kiện sau: thành lập theo quy định của pháp luật; có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên, có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tướng đương, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thì việc sử dụng các tiện ích từ văn phòng thông minh sẽ giúp tiết kiệm được tối đa các khoản chi phí hoạt động. Từ đó, việc đầu tư về chất lượng dịch vụ sẽ được cải thiện đáng kể nhờ vào Văn phòng chia sẻ.
7. Hoạt động của trường chuyên biệt
Các trường chuyên biệt bao gồm các loại hình đặc thù sau: trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, tường chuyên, trường năng khiếu thể dục thể thao, trường lớp dành cho người khuyết tật.
8. Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non
Cơ sở giáo dục cần có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương.
Đọc thêm: Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc Bộ Công Thương quản lý.