Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn có nghĩa vụ nộp các loại thuế và lệ phí cho Nhà nước. Thuế là gì? Và các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp? Đây luôn là những câu hỏi lo lắng và băn khoăn hàng đầu của các chủ doanh nghiệp hiện nay. Bài viết này, Replus sẽ giúp khách hàng nắm rõ hơn về các loại thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán khi mới tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thuế là gì?
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc vào ngân sách nhà nước của công ty, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế. Thuế là cơ chế tăng thu ngân sách nhà nước để giúp các cơ quan nhà nước duy trì, điều hành và thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ của mình vì mục tiêu ổn định và phát triển xã hội.
Trong suốt quá trình hoạt động, các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp là gì? Replus xin giải đáp giúp bạn đọc: doanh nghiệp phải nộp bốn loại thuế chính: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp thêm các loại thuế tùy theo đặc điểm, lĩnh vực hoạt động, kỹ thuật kinh doanh như thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu dùng…
Các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký thành lập công ty và được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh, cũng như mã số thuế, tổ chức phải khai báo thuế lần đầu với cơ quan thuế và thực hiện nộp thuế.
Thuế môn bài
Trong các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp, thuế môn bài là thuế mà doanh nghiệp phải đóng định kỳ hàng năm dựa vào số vốn điều lệ thể hiện trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thu phân theo từng bậc và dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh liền trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh liền trước tùy từng khu vực và từng địa phương.
Dựa theo sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP về việc hướng dẫn kê khai và nộp lệ phí môn bài:
– Thời hạn nộp tờ khai thuế là ngày cuối cùng của tháng mà công ty bắt đầu hoạt động.
– Nếu doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải nộp tờ khai thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Lệ phí môn bài phải đóng chia theo từng bậc:
- 2.000.000 đồng/năm: đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu dưới 10 tỷ đồng.
- 3.000.000 đồng/năm: đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu trên 10 tỷ đồng.
- 1.000.000 đồng/năm đối với chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp, thuế TNDN là một loại thuế trực tiếp đánh vào thu nhập chịu thuế của công ty, bao gồm các khoản sau: Doanh thu từ việc sản xuất và bán sản phẩm, dịch vụ và các nguồn thu nhập khác theo các quy định của Luật.
Công thức tính thuế TNDN:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ) X (Thuế suất).
Thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ dựa theo doanh thu của doanh nghiệp trong năm:
Doanh thu dưới từ 20 tỷ đồng | Thuế suất thuế TNDN là 20% |
Doanh thu trên 20 tỷ đồng | Thuế suất thuế TNDN là 22% |
Các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam | Thuế suất thuế TNDN là 32%-50% |
Thuế thu nhập cá nhân
Trong các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp, đây là thuế mà lấy số tiền phải trích lại một phần từ tiền lương và các khoản thu nhập khác của người tạo thu nhập gửi cơ quan thuế để nộp ngân sách nhà nước sau khi đã khấu trừ.
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất
Theo Điều 24 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về trách nhiệm nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và của đối tượng nộp thuế:
Doanh nghiệp, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước, quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế đã nhận cho người nộp thuế.
Người có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các khoản thu nhập theo quy định về quản lý thuế.
Thuế giá trị gia tăng
Trong các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp, thuế GTGT là loại thuế đánh vào giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ bắt nguồn từ quá trình sản xuất, phân phối cho đến khi đến tay người tiêu dùng.
Có 2 phương pháp để tính được thuế GTGT:
Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT = Thuế suất GTGT của hàng hóa đó x GTGT của hàng hóa
Trong đó, thuế suất áp dụng cho thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thường dao động ở các mức 0% – 5% – 10% (tùy từng loại hàng hóa và dịch vụ kinh doanh).
Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế như thế nào?
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các nơi nộp thuế dưới đây:
- Nộp trực tiếp tại kho bạc của nhà nước;
- Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế tại địa phương/ khu vực;
- Nộp trực tiếp tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại.
- Thực hiện giao dịch điện tử thông qua hình thức chữ ký số.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp. Mọi thắc mắc về thủ tục kê khai/nộp thuế, cách tính từng loại thuế cụ thể, hoặc cần giải đáp thêm về thủ tục đăng ký kinh doanh, vui lòng liên hệ với Replus để được hỗ trợ tư vấn luật doanh nghiệp chi tiết và kịp thời.