Việt Nam là nước có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào và phát triển. Do đó, nền công nghiệp thực phẩm luôn là thế mạnh của nước ta. Việc phát triển một công ty chuyên về kinh doanh hay sản xuất thực phẩm sẽ là bước đi đúng đắn cho các thương nhân hiện nay. Là một đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, Replus luôn sẵn sàng chia sẻ những kiến thức về điều kiện, thủ tục, hồ sơ để mở công ty thực phẩm đúng nhất.
Công ty thực phẩm là gì?
Công ty thực phẩm thuộc lĩnh vực chế biến, xuất khẩu, kinh doanh nông thủy, hải sản. Phân loại công ty thực phẩm:
- Công ty chế biến thực phẩm
- Công ty kinh doanh thực thực phẩm
Điều kiện thành lập công ty thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, vì vậy kinh doanh thực phẩm không cần điều kiện về cơ sở vật chất sản xuất.
Sản xuất thực phẩm
Muốn mở công ty sản xuất thực phẩm cần các điều kiện sau:
1. Điều kiện về nhà xưởng sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Công ty phải có địa điểm, diện tích sản xuất thích hợp.
- Xưởng sản xuất phải cách xa nguồn hóa chất độc hại, xa các yếu tố gây hại khác.
- Nguồn nước và hệ thống xử lý nước đạt chuẩn phục vụ sản xuất thực phẩm.
- Cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất, các thiết bị xử lý chế biến,… thực phẩm phù hợp.
- Hệ thống xử lý chất thải trong quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu về môi trường.
- Điều kiện về môi trường sản xuất, hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.
- Nghiêm túc tuân thủ các quy định về kiến thức, sức khỏe của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
2. Điều kiện về bảo quản thực phẩm
- Nơi để bảo quản các loại thực phẩm phải có diện tích đủ rộng, nơi đó phải có là nơi dễ dàng xếp dỡ và vệ sinh trong quá trình bảo quản.
- Công ty có các thiết bị chuyên dụng để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và ngăn ngừa được ảnh hưởng được bụi bẩn, côn trùng, mùi lạ và đảm bảo ánh sáng.
- Tuân thủ tất cả các quy định về bảo đảm của cá nhân, tổ chức, sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Điều kiện vận chuyển thực phẩm
- Điều kiện bảo quản thực phẩm, vận chuyển có theo hướng dẫn của công ty sản xuất.
- Không được vận chuyển nguyên liệu thực phẩm chung với các loại hàng hóa độc hại.
- Phương tiện vận chuyển phải phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa là thực phẩm.
Ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Ngành | Mã ngành |
Bán buôn sản phẩm thực phẩm. Cụ thể: Kinh doanh thực phẩm, Buôn bán thực phẩm chức năng | 4632 |
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân Cụ thể: Sản xuất thực phẩm chức năng | 1079 |
Chế biến và bảo quản thịt các sản phẩm từ thịt | 1010 |
Chế biến, bảo quản thuỷ hải sản, các sản phẩm từ thuỷ sản | 1020 |
Chế biến và bảo quản rau củ quả | 1030 |
Sản xuất dầu ăn, mỡ động vật, thực vật | 1040 |
Chế biến sữa và chế biến các sản phẩm từ sữa | 1050 |
Xay và sản xuất bột ở dạng thô | 1061 |
Sản xuất tinh bột, các sản phẩm tinh bột | 1062 |
Sản xuất các loại bánh từ bột | 1071 |
Sản xuất và chế biến đường | 1072 |
Sản xuất cacao, chocolate và mứt kẹo | 1073 |
Sản xuất mì và sản phẩm tương tự | 1074 |
Sản xuất món ăn và các loại thức ăn chế biến sẵn | 1075 |
Quy trình thành lập công ty thực phẩm
Bước 1: Hồ sơ chuẩn bị để mở công ty thực phẩm
- Văn bản đề nghị thành lập công ty thực phẩm.
- Điều lệ công ty thực phẩm.
- Danh sách tất cả thành viên nếu là công ty TNHH, cổ đông sáng lập nếu là công ty Cổ phần.
- Bản sao tất cả các giấy tờ như CMND/CCCD/Hộ chiếu của tất cả các thành viên trong cổ đông/thành viên. Nếu là doanh nghiệp thì cần bản sao giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các văn bản khác liên quan(Nếu có)
Nơi gửi hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc cơ quan pháp luật-Sở kế hoạch và đầu tư
Thời hạn nộp hồ sơ: 6 ngày, tính từ ngày phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ.
Giấy chứng nhận thành lập công ty thực phẩm sẽ được gửi cho doanh nghiệp khi hồ sơ được xét duyệt hợp lệ.
Bước 2: Công bố cổng thông tin về doanh nghiệp
Công ty thực phẩm công bố nội dung thành lập doanh nghiệp thực phẩm lên trang dangkykinhdoanh.gov.vn . Nội dung cần phải công bố là tất cả những thông tin có trên giấy chứng nhận thành lập công ty thực phẩm. Thời gian bố cáo nội dung: chính xác là 30 ngày, tính từ ngày nhận được giấy chứng nhận kinh doanh. Phạt hành chính với hành vi chậm trễ trong quá trình công bố từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Bước 3: Xin cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực phẩm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bản photocopy có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty thực phẩm.
- Văn bản trình bày chi tiết về trang thiết bị, cơ sở vật chất theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước.
- Giấy khám sức khỏe của người đại diện/chủ công ty thực phẩm do Sở Y tế cấp.
- Giấy xác nhận đã tham gia tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ công ty/quản lý, người trực tiếp tham gia sản xuất.
Nơi giải quyết hồ sơ:Bộ Công Thương hoặc sở Công Thương (Công ty sản xuất, kinh doanh các loại rượu bia, nước uống giải khát, sữa, các sản phẩm sữa, dầu ăn thực vật, sản phẩm chế biến từ bột và tinh bột);
Trường hợp còn lại sẽ nộp tại Cục an toàn vệ sinh thực phẩm
Doanh nghiệp kinh doanh thương mại thực phẩm không cần xin giấy này:
- Cơ sở buôn bán, sản xuất nhỏ lẻ thực phẩm chức năng.
- Cơ sở kinh doanh, buôn bán không cần điều kiện bảo quản sản phẩm thực phẩm đặc biệt.
- Bán hàng rong.
- Cơ sở buôn bán các sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản.
- Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ thực phẩm.
Thời gian xem xét hồ sơ: Khoảng 15 ngày, tính từ ngày cơ quan nhận được hồ sơ.
Bước 4: Khắc dấu công ty và công bố mẫu dấu thực phẩm
Doanh nghiệp khắc mẫu dấu và công bố mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh tại trang điện tử về doanh nghiệp.
Mẫu dấu xem tại: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng, thuê kế toán, mua chữ ký số
Công ty thực phẩm mở tài khoản ngân hàng tại ngân hàng thương mại và yêu cầu nhân viên ngân hàng mở dịch vụ đóng thuế trực tuyến cho công ty.
Kế toán giúp cho công ty kê khai và thực hiện các thủ tục về tài chính. Công ty có thể thuê hoặc sử dụng dịch vụ thuế của Replus. Chữ ký số giúp cho doanh nghiệp nộp thuế trực tuyến dễ dàng hơn. Kế toán sẽ dùng chữ ký số để thực hiện thủ tục nộp thuế.
Bước 6: Kê khai thuế và nộp thuế
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục kê khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế Giá trị gia tăng
- Thuế môn bài
Bước 7: Góp vốn vào công ty thực phẩm
Các thành viên/cổ đông tham gia góp tiền và tài sản đúng và đủ theo như cam kết. Nếu thành viên/cổ đông không góp hay không góp đủ thì sẽ bị tước đi quyền lợi ở công ty thực phẩm.
***Điền thông tin vào bảng sau để được nhân viên tư vấn MIỄN PHÍ và có cơ hội nhận ưu đãi từ dịch vụ lên đến 500.000 đồng từ Replus.
Kinh nghiệm thành lập công ty thực phẩm
- Chọn tên công ty thực phẩm
Tên của công ty thực phẩm có thể đặt theo cách:
- Tên có thể viết hoa hoặc viết tắt
- Tên có thể đặt tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt
- Tên không được sử dụng các ký tự cấm hoặc từ ngữ thô tục
- Tên không được đặt giống với công ty khác
- Không được sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị quân đội làm tên công ty thực phẩm
- Chọn địa chỉ công ty thực phẩm
Địa chỉ công ty thực phẩm có thể được đặt tại nhà riêng, nhà của chủ công ty, xưởng, văn phòng cho thuê. Lưu ý: Nếu đặt địa chỉ là văn phòng thuê thì phải có hợp đồng cho thuê rõ ràng. Không được chọn địa chỉ công ty thực phẩm ở những nơi như chung cư hoặc khu nhà tập thể.
- Chọn hình thức doanh nghiệp
Hình thức doanh nghiệp của công ty thực phẩm dựa trên cơ sở số lượng thành viên/cổ đông và ngành nghề kinh doanh. Với công ty thực phẩm, chúng ta có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp như sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần
- Công ty tư nhân
- Chọn đơn vị Replus ủy quyền thành lập công ty thực phẩm
Replus là đơn vị kinh doanh đi đầu trong các dịch vụ thành lập doanh nghiệp và cho thuê văn phòng. Replus cung cấp giải pháp thành lập doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức khi làm các hồ sơ thủ tục mở công ty thực phẩm. Đảm bảo với khách hàng về độ uy tín và chất lượng công việc.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp thực phẩm trọn gói bao gồm:
- Giấy phép kinh doanh
- Mã số thuế
- Con dấu công ty, công bố mẫu dấu
- Mở tài khoản cho công ty
- Đăng ký nộp thuế cho công ty
- Bố cáo cho công ty
- Hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục thuế ban đầu
Kinh doanh, sản xuất thực phẩm hiện nay là ngành đang được củng cố và có tiềm năng phát triển rất lớn. Vì vậy, bài viết trên sẽ rất hữu ích với các bạn khi đang muốn tìm hiểu về cách mở công ty thực phẩm.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Replus. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Những thông tin trên đã cung cấp thông tin về thủ tục, điều kiện và một số lưu ý khi thành lập công ty thực phẩm. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy việc thành lập công ty không còn quá phức tạp, vì đã có Replus hỗ trợ từ A-Z. Nếu bạn có thắc mắc gì xin hãy liên hệ với chúng tôi nhé! Chúc bạn thành công.
Website: www.replus.vn – replus.com.vn
Hotline: 0932 678 626 – 028 6288 3088
Email: [email protected]