So sánh các loại hình doanh nghiệp mới nhất năm 2024

Thị trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng sôi động và đa dạng với nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại. Việc lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp là một quyết định cực kỳ quan trọng đối với các nhà đầu tư và những người muốn khởi nghiệp, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và so sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam một cách chi tiết. 

Định nghĩa về loại hình doanh nghiệp là gì?

so sánh các loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp là một khái niệm chỉ hình thức pháp lý mà một tổ chức kinh tế lựa chọn để hoạt động kinh doanh. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm, quyền hạn, nghĩa vụ và quy định khác nhau về vốn điều lệ, số lượng thành viên, trách nhiệm pháp lý, thủ tục thành lập và hoạt động. Hãy cùng chúng tôi so sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến ngay dưới đây để tìm ra câu trả lời thích hợp cho mình nhé. 

So sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam 2024

Sau đây là 10 tiêu chỉ để so sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến chính tại thị trường Việt Nam, từ đây không chỉ sẽ giúp bạn phân biệt các loại hình doanh nghiệp mà còn đưa ra ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này. 

Chủ sở hữu, điều hành công ty

Loại hình doanh nghiệpCty TNHH một thành viên Cty TNHH có 2 TV trở lênCty Cổ phầnDoanh nghiệp tư nhânCty Hợp danh 
Tổ chứcVVVXX
Cá nhânVVVVV

Doanh nghiệp tư nhân: Là hình thức đơn giản nhất, chỉ có  1 chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân nếu doanh nghiệp gặp khó khăn.

Công ty TNHH: Là hình thức phổ biến nhất, phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh. Thành viên chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn họ đã góp.

  • Công ty TNHH một thành viên: Thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa, muốn giữ quyền kiểm soát hoàn toàn và chỉ có 1 chủ sở hữu và có thể là 1 cá nhân hoặc là 1 tổ chức. 
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Phù hợp với các doanh nghiệp muốn chia sẻ rủi ro và huy động vốn từ nhiều nguồn với tối thiểu là 2 và tối đa là 50 người cùng sở hữu. 

Công ty cổ phần: Là hình thức phù hợp với các doanh nghiệp lớn, muốn huy động vốn lớn từ công chúng. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm bằng số cổ phần đã mua. Với tối thiểu là 3 cổ đông, không giới hạn số cổ đông tham gia.

Công ty hợp danh: Là hình thức ít phổ biến nhất, thường được sử dụng trong các lĩnh vực đòi hỏi sự tin cậy cao như luật sư, kiểm toán. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, trong khi thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn. Có ít nhất 2 thành viên cùng là chủ sở hữu doanh nghiệp.

so sánh các loại hình doanh nghiệp

Số lượng thành viên hoặc cổ đông góp vốn doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Cty TNHH một thành viênCty TNHH có hơn 2 TVCty Cổ phần Doanh nghiệp tư nhânCty Hợp danh 
Số lượng thành viên, cổ đôngChỉ có 1 Từ 2 đến 50Tối thiểu từ 3 trở lênChỉ có 1 Trên 2 TV hợp danh  Trên 1 TV góp vốn

Khi so sánh các loại hình doanh nghiệp ta sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng hơn ở số lượng thành viên và các cổ đông tham gia vào doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên: Chỉ có duy nhất một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu.

Công ty TNHH >2 thành viên: Có từ 2 đến 50 thành viên, mỗi thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Công ty cổ phần: Mỗi cổ phần là một đơn vị sở hữu trong công ty. Số lượng cổ đông không bị giới hạn bởi quy định.

Công ty hợp danh: Có ít nhất hai thành viên hợp danh (phải là cá nhân) chịu trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ của công ty, bên cạnh đó có thể có thêm các thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn.

Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu là cá nhân. Ngoài ra, ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này là công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên có ưu thế hơn nhờ khả năng phát hành cổ phần hoặc chia sẻ lợi nhuận cho nhiều thành viên. Bên cạnh đó, khả năng huy động vốn của công ty hợp danh linh hoạt hơn so với công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân. 

Tư cách pháp nhân trong doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Cty TNHH một thành viênCty TNHH từ 2 TV trở lênCty Cổ phần Doanh nghiệp tư nhânCty Hợp danh 
Tư cách pháp nhân trong doanh nghiệp VVVXV

Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này đối với tiêu chí tư cách pháp nhân của doanh nghiệp là :

Ưu điểm:

  • Tách biệt tài sản: Tài sản của công ty được bảo vệ riêng biệt, không bị ảnh hưởng bởi tài sản cá nhân của chủ sở hữu. Điều này giúp giảm nguy cơ khi kinh doanh.
  • Hoạt động độc lập: Công ty có thể tự mình thực hiện các giao dịch, ký kết hợp đồng, khởi kiện hoặc bị kiện. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng mô hình kinh doanh.

Hạn chế:

  • Phức tạp về thủ tục: Việc thành lập và quản lý một công ty có tư cách pháp nhân thường đòi hỏi nhiều thủ tục hành chính phức tạp hơn so với doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
  • Chi phí cao hơn: Các chi phí liên quan đến việc thành lập và duy trì một công ty có tư cách pháp nhân thường cao hơn.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với các khoản nợ của doanh nghiệp mình. Đồng thời, việc không có tư cách pháp nhân khiến doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư và doanh nghiệp không thể tự mình khởi kiện hoặc bị kiện, mà phải thông qua chủ sở hữu.

Vốn điều lệ phải góp khi thành lập

Loại hình doanh nghiệp Cty TNHH một thành viênCty TNHH từ 2 TV trở lênCty Cổ phần Doanh nghiệp tư nhânCty Hợp danh 
Vốn điều lệ phải góp của doanh nghiệpTổng tài sản phải được chủ sở hữu cam kết góp trong điều lệ công tyTổng giá trị tài sản sẽ được các thành viên cùng cam kết góp trong điều lệ công tyVốn điều lệ phải góp sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau theo quy địnhToàn bộ tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp đóTổng tài sản mà các thành viên cam kết góp trong điều lệ theo quy định 

Khi so sánh các loại hình doanh nghiệp về tiêu chí vốn điều lệ, ta có thể thấy rằng vì tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp không được phân biệt rõ ràng, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của doanh nghiệp. Nói cách khác, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn và không đủ khả năng thanh toán, chủ sở hữu phải sử dụng toàn bộ tài sản cá nhân để trả nợ.

so sánh các loại hình doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm cho tài sản doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Cty TNHH một thành viênCty TNHH từ 2 TV trở lênCty Cổ phần Doanh nghiệp tư nhânCty Hợp danh 
Trách nhiệm cho tài sản doanh nghiệp Chỉ cần chịu trong số vốn cam kết gópChỉ cần chịu trong số vốn cam kết gópChỉ cần chịu trong số vốn cam kết gópChịu trách nhiệm với tất cả tài sảnTV hợp danh chịu toàn bộ tài sản  TV góp vốn: trong phạm vi vốn góp

Mỗi loại hình doanh nghiệp có một chế độ trách nhiệm pháp lý khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên.

Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với mọi khoản nợ của doanh nghiệp.

Công ty TNHH và công ty cổ phần: Các thành viên (cổ đông) chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Nghĩa là, rủi ro kinh doanh chỉ giới hạn trong số tiền đã đầu tư, bảo vệ tài sản cá nhân của các thành viên.

Công ty hợp danh: Đây là một hình thức kết hợp giữa trách nhiệm hữu hạn và vô hạn.

  • Thành viên hợp danh: Chịu trách nhiệm vô hạn tương tự như chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Thành viên góp vốn: Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm ví số vốn đã góp.

Chính vì chế độ trách nhiệm vô hạn đối với thành viên hợp danh. Việc phải chịu rủi ro quá lớn khiến nhiều người e ngại khi trở thành thành viên hợp danh của một công ty.

Khả năng huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Cty TNHH một thành viênCty TNHH từ trên 2 TVCty Cổ phần Doanh nghiệp tư nhânCty Hợp danh 
Khả năng huy động vốn Không caoCaoRất caoThấpKhông cao
Chuyển nhượng vốn VVVVV
Phát hành cổ phiếu XXVXX
Giao dịch chứng khoánXXVXX

Khi so sánh các loại hình doanh nghiệp ta có được bảng xếp hạng sau sau đây:

Vị trí số 1: Công ty cổ phần: Với khả năng phát hành cổ phiếu và trái phiếu rộng rãi, công ty cổ phần có thể huy động một lượng vốn khổng lồ từ công chúng.

Vị trí số 2: CTy TNHH >2 thành viên: Mặc dù không có khả năng huy động vốn rộng rãi như công ty cổ phần, nhưng công ty TNHH hai thành viên trở lên vẫn có thể huy động vốn từ các thành viên mới.

Vị trí số 3: Công ty hợp danh: Công ty hợp danh có thể huy động vốn từ cả thành viên hiện hữu và thành viên mới. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh phải được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

Vị trí số 4: Công ty TNHH một thành viên: Khả năng huy động vốn của loại hình doanh nghiệp này rất hạn chế. Công ty chỉ có thể huy động thêm vốn từ chủ sở hữu hiện tại hoặc chuyển nhượng toàn bộ công ty.

Vị trí cuối: Doanh nghiệp tư nhân: Khả năng huy động vốn thấp nhất trong số các loại hình doanh nghiệp và không được phép phát hành cổ phiếu hay chuyển nhượng.

Doanh nghiệp sản xuất là gì? Loại hình doanh nghiệp sản xuất

Chuyển đổi về hình thức doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Cty TNHH một thành viênCty TNHH từ trên 2 TVCty Cổ phần Doanh nghiệp tư nhânCty Hợp danh 
Cho phép chuyển đổi loại hìnhVVVVX

Khi so sánh các loại hình doanh nghiệp về việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, ta có thể quan sát thấy:

Công ty TNHH một thành viên: Khi muốn có thêm thành viên góp vốn, công ty bắt buộc phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Công ty TNHH > 2 thành viên: 

  • Nếu số lượng thành viên vượt quá 50, công ty phải chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Nếu số lượng thành viên giảm còn 1, công ty phải chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.

Công ty cổ phần:

  • Nếu số lượng cổ đông giảm còn 2 và không thể tìm thêm cổ đông mới, công ty phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên.
  • Nếu số lượng cổ đông giảm còn 1, công ty phải chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.

Doanh nghiệp tư nhân: Có thể chuyển đổi thành bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.

Loại hình công ty hợp danh: Không được phép chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác.

so sánh các loại hình doanh nghiệp

Quyền tự quyết các vấn đề hệ trọng 

Loại hình doanh nghiệp Cty TNHH một thành viênCty TNHH từ trên 2 TVCty Cổ phần Doanh nghiệp tư nhânCty Hợp danh 
Quyền ra quyết địnhChủ sở hữu công tyHội đồng các thành viênHội đồng quản trị bầu phiếuChủ sở hữu doanh nghiệpTV hợp danh

Công ty cổ phần: Mặc dù Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng Hội đồng quản trị mới là người trực tiếp điều hành công ty. Hội đồng quản trị  mới là người có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng.

Công ty TNHH > 2 thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất. Tất cả các quyết định quan trọng về hoạt động của công ty đều phải được Hội đồng thành viên thông qua. Giám đốc/Tổng giám đốc chỉ chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.

Công ty hợp danh: Quyền quyết định thuộc về các thành viên trong Hội đồng thành viên. Tuy nhiên, để một quyết định được thông qua, cần phải có sự đồng thuận của một tỷ lệ nhất định các thành viên hợp danh (thường là 3/4 hoặc 2/3).

Công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân: Chủ sở hữu có quyền quyết định tuyệt đối đối với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định được đưa ra nhanh chóng và không cần thông qua bất kỳ cơ quan nào khác.

Cơ cấu tổ chức của công ty, doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Cty TNHH một thành viênCty TNHH từ trên 2 TVCty Cổ phần Doanh nghiệp tư nhânCty Hợp danh 
Cơ cấu tổ chứcĐơn giảnKhá đơn giảnPhức tạpĐơn giảnĐơn giản

Về cấu trúc tổ chức, so sánh các loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

Công ty cổ phần: Với số lượng cổ đông lớn và biến động liên tục, đặc biệt là các công ty niêm yết, công ty cổ phần thường có cấu trúc tổ chức phức tạp nhất. Việc quản lý và điều hành công ty đòi hỏi một hệ thống quản trị chuyên nghiệp và phức tạp để đảm bảo quyền lợi của đông đảo cổ đông.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh: Cấu trúc tổ chức của hai loại hình này thường đơn giản hơn so với công ty cổ phần. Do số lượng thành viên ít và thường có mối quan hệ quen biết, việc ra quyết định và quản lý công ty diễn ra tương đối dễ dàng.

Công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân: Đây là hai loại hình doanh nghiệp có cấu trúc tổ chức đơn giản nhất. Chủ sở hữu thường trực tiếp điều hành công ty và có quyền quyết định cao nhất.

so sánh các loại hình doanh nghiệp

Mức độ phổ biến và được ưu tiên lựa chọn của từng loại hình

Loại hình doanh nghiệp Cty TNHH một thành viênCty TNHH từ trên 2 TVCty Cổ phần Doanh nghiệp tư nhânCty Hợp danh 
Mức độ phổ biếnĐược ưa chuộngPhổ biếnPhổ biếnRất ítRất ít 

Về mức độ phổ biến trong việc lựa chọn thành lập doanh nghiệp, ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam có thể được xếp hạng như sau:

Thứ nhất: Công ty TNHH một thành viên: Với cấu trúc đơn giản, dễ quản lý, đây là lựa chọn hàng đầu cho các cá nhân kinh doanh quy mô vừa và nhỏ.

Thứ hai: Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Phù hợp với những người muốn cùng nhau góp vốn kinh doanh, tạo ra sự kết hợp giữa nguồn lực và kinh nghiệm.

Thứ ba: Công ty cổ phần: Với khả năng huy động vốn lớn và tính minh bạch cao, loại hình này thường được các doanh nghiệp quy mô lớn hoặc các dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn lựa chọn.

Thứ tư: Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân: Do rủi ro cao đối với chủ sở hữu và khả năng huy động vốn hạn chế, hai loại hình này ít được lựa chọn hơn.

Những điểm chung trong hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp 

so sánh các loại hình doanh nghiệp

Điều 7 của Luật Doanh nghiệp 2020 đã trao cho doanh nghiệp nhiều quyền tự chủ quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. 

  • Tự do kinh doanh: Lựa chọn ngành nghề, quy mô và thị trường.
  • Tự chủ tài chính: Quyết định về vốn và cách sử dụng vốn.
  • Tự do giao dịch: Tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng và tham gia thương mại.
  • Sở hữu tài sản: Quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
  • Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Được bảo vệ các sáng chế, nhãn hiệu.
  • Quản lý lao động: Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên.
  • Bảo vệ quyền lợi: Khiếu nại và tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Hy vọng thông qua bài viết về so sánh các loại hình doanh nghiệp thì bạn có thể đưa ra được câu trả lời phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và công ty của mình. Chúc bạn một ngày thật nhiều năng suất và hiệu quả khi làm việc.

Xem thêm: 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Mẹo khởi nghiệp: Tất tần tật về thành lập công ty Hà Nội

Khởi nghiệp tại Hà Nội đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu rõ các quy định pháp lý. Việc thành lập công ty Hà Nội không chỉ đơn giản là hoàn tất thủ tục mà còn cần sự am hiểu về thị trường và các yêu cầu cần...

Top 10 quán cơm trưa văn phòng Tân Bình ngon, đông khách

Bữa trưa là nguồn cung cấp năng lượng để dân văn phòng có sức “cày” đến hết một ngày dài làm việc. Chính vì thế, bữa trưa phải đầy đủ dưỡng chất, ngon miệng và đặc biệt là an toàn vệ sinh. Trong bài viết dưới đây, Replus sẽ gợi...

Top 12+ địa chỉ văn phòng phẩm quận 7 giá rẻ

Nếu bạn đang tìm kiếm các cửa hàng văn phòng phẩm quận 7 với giá rẻ và đa dạng các sản phẩm, bài viết này sẽ cung cấp danh sách top 12+ địa chỉ uy tín. Tại đây, bạn không chỉ có thể dễ dàng tìm thấy các vật dụng...

Bản đồ thế giới và bản đồ 6 châu lục mới nhất [Chuẩn 2024]

Bản đồ thế giới là công cụ trực quan giúp con người nhận diện các châu lục, quốc gia, và đại dương trên toàn cầu. Nó không chỉ phản ánh sự phân chia địa lý mà còn mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kinh tế và quân sự....

Dịch vụ Văn Phòng Trọn Gói quận Bình Thạnh giá rẻ

Văn phòng trọn gói đã không còn quá xa lạ gì với mọi người chúng ta hiện nay, nhất là Văn phòng trọn gói quận Bình Thạnh. Nhưng 1 số người còn thắc mắc văn phòng trọn gói Bình Thạnh là gì? Lý do nên chọn văn phòng trọn gói...

Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty Phú Nhuận năm 2024

Thành lập công ty Phú Nhuận năm 2024 mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh doanh, nhưng cũng đòi hỏi bạn phải nắm rõ các thủ tục và quy định pháp lý. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những điều cần lưu ý quan trọng nhất khi...