Với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại ngày nay, các ngành về dịch vụ cũng chiếm phần giá trị lớn và không ngừng phát triển. Mục đích dịch vụ hình thành là để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của con người vì thế mà mức độ sử dụng của khách hàng, chính là thước đo cho sự phát triển của ngành dịch vụ. Để có thể hiểu rõ hơn về quy trình và những thông tin liên quan đến vấn đề thành lập công ty dịch vụ, cùng nhau đọc bài biết bên dưới nhé!
Dịch vụ còn hay được gọi là một ngành “công nghiệp không khói”, là chỉ các hoạt động kinh doanh mà sản phẩm được tạo ra không phải là hàng hóa hữu hình và không gây hại đến môi trường. Nhìn chung, các dịch vụ chỉ là sự vô hình trong không gian và chỉ xuất hiện khi người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng. Bởi tính khác biệt như vậy, nên người ta thường chia dịch vụ ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh doanh (bất động sản, pháp lý,…), tiêu dùng (du lịch, buôn bán, dịch vụ cá nhân,…) và các dịch vụ công (hành chính, hoạt động đoàn thể,…). Mỗi doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau chứ không riêng về một nào cả.
Một số đặc điểm của dịch vụ
- Mang tính vô hình và phi vật chất: Khác với sản phẩm, dịch vụ sẽ không có được một hình thái nhất định mà nó chỉ xuất hiện khi con người sử dụng.
- Không đồng nhất: Mỗi một dịch vụ lại có một chất lượng khác nhau, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài.
- Tính đồng thời: Quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ phải được diễn ra cùng lúc với nhau và không thể tách rời nhau ra.
- Tính không thể lưu trữ: Dịch vụ chỉ mang lại giá trị tinh thần được thể hiện qua các cảm xúc. Vì thế, mà không thể lưu trữ được.
Giấy tờ thành lập công ty dịch vụ
Khi thực hiện soạn thảo bộ hồ sơ để mở doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, cần phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định như:
- Giấy xin cấp phép Chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ
- Văn bản liên quan đến điều lệ hoạt động công ty
- Giấy Chứng nhận vốn pháp định, Chứng chỉ ngành nghề của doanh nghiệp, giám đốc và nhân viên theo quy định pháp luật
- Danh sách các thành viên hoặc cổ đông tham gia thành lập công ty
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ nếu không phải là chủ doanh nghiệp
Những lưu ý trước khi mở doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Trước khi doanh nghiệp bạn có ý định thành lập công ty dịch vụ, các chủ doanh nghiệp nên lưu ý một số điều sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp: Dựa theo quy định của Bộ luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty có thể lựa chọn một trong số các loại hình doanh nghiệp để thực hiện trong quá trình kinh doanh như: công ty TNHH, công ty Cổ phần
- Tên doanh nghiệp: Phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được trùng lặp hoặc nhầm lẫn với doanh nghiệp khác. Có thể tra cứu để tránh trùng lặp tại Cổng thông tin quốc gia
- Trụ sở chính: Phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng. Không được phép đặt tại khu chung cư, nhà ở tập thể
- Vốn điều lệ: Tuân thủ theo số vốn pháp định mà ngành có quy định
- Người đại diện pháp luật: Mỗi doanh nghiệp phải có ít nhất 01 người đại diện pháp luật. Người đại diện pháp luật phải đảm bảo hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm trong việc thành lập hay quản lý doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh: Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp
Thủ tục cần thực hiện khi thành lập công ty dịch vụ
- Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập công ty dịch vụ
Hồ sơ để xin phép mở doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cơ bản cũng giống với những loại hình kinh doanh khác, bao gồm các giấy tờ như:
- Giấy xin phép cấp Chứng nhận đăng ký thành lập công ty dịch vụ
- Danh sách các thành viên đồng sáng lập công ty
- Điều lệ hoạt động công ty dịch vụ
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ như CMND/CCCD/Hộ chiếu nếu chủ doanh nghiệp là cá nhân hoặc quyết định thành lập công ty/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu chủ doanh nghiệp là tổ chức
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là chủ doanh nghiệp
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và nhân viên nếu thuộc ngành nghề có yêu cầu điều kiện
- Một số giấy tờ có liên quan khác
- Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ kết quả
Hồ sơ sau khi được soạn xong sẽ nộp tại Sở KH&ĐT của tỉnh/thành phố theo quy định và thời gian các hồ sơ được giải quyết là 03 ngày, tính từ lúc cơ quan nhận được hồ sơ đầy đủ. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ được cơ quan chức năng cấp khi hồ sơ thành lập công ty dịch vụ hợp lệ. Ngoài ra, cơ quan sẽ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp nếu cần sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày, tính từ khi nhận được giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không thực hiện theo đúng quy định, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành nộp phạt từ 01 triệu đến 02 triệu đồng.
- Bước 4: Khắc con dấu và thông báo mẫu dấu với cơ quan chức năng
Khắc con dấu là một bước cực kỳ quan trọng trong việc mở doanh nghiệp. Nội dung trên con dấu phải đảm bảo có tên công ty và MST để tránh nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác. Con dấu khắc xong sẽ tiến hành nộp lại mẫu và thông báo sử dụng mẫu dấu tại Cổng thông tin quốc gia.
Ngoài ra, sau khi nhận được giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cần tiến hành hoàn tất cả thủ tục như:
- Thực hiện treo bảng tên doanh nghiệp
- Kê khai và đóng thuế
- In hóa đơn
Những cách để mang lại hiệu quả khi kinh doanh ngành dịch vụ
Ngoài việc phải tuân theo những yêu cầu mang tính pháp lý khi mở doanh nghiệp, cần phải tìm hiểu thêm một vài cách để mang lại hiệu quả khi kinh doanh.
- Tạo sự khác biệt: Tính đa dạng của dịch vụ cũng được xem là một điểm bất lợi cho các doanh nghiệp khi thành lập, tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Vì thế, muốn có thể tồn tại và phát triển một cách lâu dài, doanh nghiệp cần tạo nên sự khác biệt từ chính sản phẩm mà mình tạo ra
- Quảng cáo và tiếp thị: Ngày nay, marketing là yếu tố không thể thiếu khi muốn mở doanh nghiệp. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, marketing đã trở thành “vũ khí” hiệu quả khi đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo khác nhau phù hợp với nhu cầu
- Chất lượng và giá: Đối với kinh doanh dịch vụ thì chất lượng và giá cả là hai yếu tố được quan tâm hàng đầu. Chất lượng tốt và giá cả phải chăng sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng quay lại với doanh nghiệp hơn
- Thái độ phục vụ: Có thể nói, kinh doanh dịch vụ là ngành vô cùng chú trọng đến thái độ phục vụ. Vì thái độ người phục vụ sẽ có tác động trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng. Chính vì thế, đội ngũ nhân viên cần được quan tâm và đào tạo tốt.
- Tương tác với khách hàng thường xuyên: Hành động này sẽ giúp cho khách hàng có thể nhớ đến khi cần. Ngoài ra, việc làm này giúp doanh nghiệp có thể hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đưa ra những chính sách kinh doanh phù hợp.
***Điền thông tin vào bảng sau để có cơ hội nhận ưu đãi từ dịch vụ lên đến 500.000 đồng từ Replus.
Thành lập công ty dịch vụ nhanh chóng tại Replus
Bạn đang có nhu cầu trong việc thành lập công ty dịch vụ một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đúng với pháp luật? Hãy đến ngay với Replus, chúng tôi có đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp và chuyên môn được đào tạo tốt, có thể hỗ trợ xử lý các hồ sơ mở doanh nghiệp một cách nhanh chóng, đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Tư vấn mọi thông tin thắc mắc của khách hàng về các vấn đề pháp lý thành lập công ty. Bên cạnh đó, Replus còn được biết đến là nơi cung cấp các dịch vụ tiện ích văn phòng hàng đầu của khu vực Hồ Chí Minh như văn phòng ảo, văn phòng trọn gói, phòng họp, kế toán,…
Kinh doanh dịch vụ ngày nay đã, đang và sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa trên thị trường của tương lai, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các ngành nghề khác. Bài viết bên trên đã cung cấp những thông tin cơ bản dành những bạn đọc có nhu cầu thành lập công ty dịch vụ. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy việc thành lập công ty không còn quá phức tạp, vì đã có Replush ỗ trợ từ A-Z.
☎ Hotline:0932 678 626 – 028 6288 3088
📧 Email: [email protected]