Qua quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, mô hình công ty gia đình không những không “lỗi thời” mà ngày càng tăng trưởng và phát triển lớn mạnh. Công ty gia đình là những hình thức kinh doanh phổ biến và nhiều ưu điểm. Hoạt động kinh doanh công ty càng lâu, càng tạo được niềm tin về với các đối tác. Tuy nhiên, loại hình cũng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và cản trở. Để hiểu rõ hơn về các thủ tục thành lập công ty gia đình, bạn có thể tham khảo ở bài viết này nhé!
Công ty gia đình là công ty được thành lập và hoạt động theo pháp luật. Những thành viên trong công ty, hầu hết là cùng thuộc một gia đình và nắm hầu hết tổng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần, tài sản, quyền quản trị và điều hành quản lý công ty. Trên thị trường có những công ty thành viên của gia đình sở hữu 100% cổ phần, cũng có một số khác chỉ nắm giữ cổ phần chi phối theo pháp luật quy định.
Thành lập công ty gia đình
Việc mở các doanh nghiệp gia đình cũng cần tuân thủ theo những quy định của pháp luật hiện nay. Để việc thành lập công ty trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn, các bạn có thể tham khảo các quy định trong những Bộ luật, văn bản quy định như: Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Nhà ở 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung quy định về việc đăng ký doanh nghiệp.
Trước khi bắt đầu tiến hành vào việc là các thủ tục dịch vụ thành lập công ty gia đình, chủ sở hữu cần tham khảo về một số loại hình phù hợp với yêu cầu của mình, cụ thể như:
Loại hình | Đặc điểm |
Hộ kinh doanh | – Một người trong gia đình hoặc các thành viên trong gia đình (một nhóm người) là chủ sở hữu của hộ kinh doanh;
– Chế độ thuế, phí không quá phức tạp, dễ quản lý; – Phù hợp với các gia đình có nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; Lưu ý: Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. |
Công ty hợp danh | – Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu (thành viên hợp danh) cùng kinh doanh;
– Thành viên hợp danh chịu sự kiểm soát lẫn nhau, không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại; – Phù hợp với các công ty gia đình mà các thành viên trong gia đình muốn hợp tác với nhau. |
Công ty TNHH 2 thành viên | – Phải có ít nhất là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Các thành viên thường là những người có mối quan hệ thân thiết;
– Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty, không phải dùng tài sản của cá nhân để thực hiện nghĩa vụ của công ty; – Có thể huy động vốn và phát hành trái phiếu (khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020); – Phù hợp với các công ty gia đình có quy mô trung bình và lớn. Lưu ý: Để duy trình tính chất gia đình của công ty, các thành viên trong gia đình cần phải nắm giữ phần lớn số vốn điều lệ và các vị trí lãnh đạo, quản lý trong công ty. |
Thủ tục thành lập công ty gia đình.
Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà các bạn lựa chọn thì thủ tục thành lập công ty gia đình cũng sẽ khác nhau. Ở mỗi một loại hình thì sẽ có những yêu cầu đặc biệt và cụ thể riêng. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều được thành lập theo một quy trình sau:
Về hồ sơ đăng ký xin thành lập công ty của doanh nghiệp cần đảm bảo có một số giấy tờ quan trọng như:
Trước khi tiến hành nộp hồ sơ, bạn cần kiểm tra thật kỹ và đầy đủ những giấy tờ được yêu cầu, tránh để làm mất thời gian đôi bên. Hồ sơ đăng ký mở doanh nghiệp gia đình sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi trụ sở chính công ty đặt tại. Thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc (tính từ khi hồ sơ được nhận đầy đủ), nếu hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận. Mặt khác, sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu bổ sung đối với những hồ sơ không hợp lệ.
Sau khi có kết quả chính thức về việc xin Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cần tiến hành công bố thông tin theo quy định lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu như không tuân theo quy định này.
Số lượng con dấu và mẫu dấu doanh nghiệp có quyền quyết định tùy vào nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì tên và mã số thuế doanh nghiệp là hai yếu tố không thể thiếu đối với việc khắc con dấu. Hoàn tất việc khắc dấu, doanh nghiệp buộc phải công bố mẫu dấu hiện đang sử dụng trên Cổng thông tin quốc gia theo yêu cầu.
Xong quá bước khai báo mẫu dấu có thể xem như là cơ bản hoàn thành việc thành lập công ty gia đình. Doanh nghiệp cần thực hiện một số việc còn lại như:
***Điền thông tin vào bảng trên để được tư vấn MIỄN PHÍ từ Replus và nhận ưu đãi dịch vụ lên đến 500.000 đồng.
Replus dịch vụ thành lập công ty gia đình uy tín.
Đến với Replus-dịch vụ thành lập công ty gia đình sẽ là một phương án vô cùng tuyệt vời đối với các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Dịch vụ thành lập công ty gia đình hỗ trợ cung cấp cho khách hàng đầy đủ những tiện ích phải có: GPKD, mã số thuế, tư vấn và hỗ trợ các thủ tục về thuế,…với mức giá hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí mà còn lại tiết kiệm được thời gian thì đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo mà các doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng. Ngoài ra, tại Replus còn hỗ trợ các dịch vụ văn phòng tiện ích như: cho thuê văn phòng, phòng họp, bảo vệ thương hiệu, kế toán trọn gói,… vì thế khách hàng sẽ dễ dàng được đáp ứng đa dạng các yêu cầu khác nhau cho công ty của mình.
Có thể thấy, công ty gia đình hiện nay đang chiếm một vai trò chủ lực trong nền kinh tế nước ta. Bằng với những “kinh nghiệm gia truyền” đã giúp cho các công ty có thể vươn lên và phát triển một cách mạnh mẽ. Bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích trong việc thành lập công ty gia đình theo luật pháp quy định hiện nay. Mong rằng những gì mà bài viết này mang lại sẽ tạo được thêm cái nhìn khách quan hơn cho các chủ doanh nghiệp trong quá trình thành lập công ty.
☎ Hotline:0932 678 626 – 028 6288 3088
📧 Email: info@replus.com.vn