Vốn pháp định là gì? Sự khác nhau giữa vốn pháp định so với vốn điều lệ? Và những ngành nghề nào liên quan đến vốn pháp định là những thắc mắc chúng tôi thường nhận được từ các chủ doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây, Replus sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về các vấn đề này.
Vốn pháp định là gì?
Như các bạn đã biết, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Ở Việt Nam vốn pháp định chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng, Kinh doanh tiền tệ và kinh doanh bất động sản. Nhưng vẫn có 1 số bạn nhầm giữa vốn pháp định và vốn điều lệ khi mà vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trong 1 thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty (TNHH, hợp danh, Cổ phần).
Theo luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ, vốn pháp định là vốn tối thiểu theo quy định nên có thể bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu Doanh nghiệp không được phép thấp hơn số vốn pháp định. Vậy tại sao một số ngành nghề lại phải có quy định về vốn pháp định?
Đó là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và chủ nợ của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đó. Vậy đó là những ngành nghề nào? Và số vốn pháp định quy định đối với những doanh nghiệp hoạt động ngành nghề đó là bao nhiêu? Hãy cùng Replus tìm hiểu qua các bảng sau để thấy được cụ thể mỗi ngành nghề sẽ được quy định về vốn pháp định như thế nào.
Quy định về vốn pháp định cho mỗi ngành nghề
1. Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi Ngân hàng
Ngân hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng. Các hoạt động như huy động và nhận tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng của ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện trao đổi ngoại tệ; dịch vụ tài trợ trong thương mại; … và các dịch vụ ngân hàng khác được ngân hàng Nhà nước cho phép.
STT | NGÀNH | MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH | VĂN BẢN PHÁP QUY | HỒ SƠ CHỨNG MINH | GHI CHÚ | |
1 | Ngân hàng | NHTM nhà nước | 3000 tỷ VNĐ | Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ – CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 ban hành về Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng | Giấy phép của Ngân hàng nhà nước | |
NHTM cổ phần | ||||||
NH liên doanh | ||||||
NH 100% vốn nhà nước ngoài | ||||||
NH đầu tư | ||||||
NH hợp tác | ||||||
Quỹ tín dụng nhân dân TW | ||||||
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài | 15 triệu USD | |||||
NH chính sách | 5000 tỷ VNĐ | |||||
NH phát triển | ||||||
Quỹ tín dụng cơ sở | 0,1 tỷ VNĐ | |||||
2 | Tổ chức tín dụng phi ngân hàng | Công ty tài chính | 500 tỷ VNĐ | |||
Công ty cho thuê tài chính | 150 tỷ VNĐ |
Ngân hàng được coi là huyệt mạch của nền kinh tế bao trùm lên hoạt động kinh tế xã hội, là hoạt động trung gian gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Nó là công cụ điều tiết nền kinh tế và các lĩnh vực phi kinh tế. Chính vì vậy, việc thành lập doanh nghiệp là ngân hàng hay các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần phải đáp ứng tốt về nguồn vốn, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và tuân thủ quy định của ngân hàng Nhà nước.
2. Kinh doanh bất động sản
STT | NGÀNH | MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH | VĂN BẢN PHÁP LÝ | HỒ SƠ CHỨNG MINH |
3 | Kinh doanh BĐS | 6 tỷ VNĐ ( theo luật doanh nghiệp năm 2014 đã tăng lên thành 20 tỷ VNĐ) | Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ – CP ngày 14/06/2007, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản. | 1.Hồ sơ thành lập mới:
2. Hồ sơ thay đổi – bổ sung ngành – chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
|
Nếu nói hệ thống kinh tế thị trường là một cơ thể, thì bất động sản chính là 1 bộ phận không thể tách rời. Vai trò của các công ty Bất động sản cũng như 1 cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, công ty bất động sản còn thực hiện việc tái sản xuất ( từ việc chuyển quyền và quyền sở hữu từ người này sang tay người khác), quyết định và ảnh hưởng tốc độ chu chuyển vốn của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thúc đẩy tới quá trình đổi mới quản lý đất đai, các công trình công cộng và công trình kinh tế khác. Các công ty bất động sản còn góp phần trong sự phát triển ứng dụng, khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nhà ở, bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, ngành bất động sản cần có 1 nguồn vốn pháp định khá lớn để đảm bảo hoạt động hiệu quả, nhà nước dễ dàng quản lý.
3. Dịch vụ đòi nợ & Dịch vụ bảo vệ
STT | NGÀNH | MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH | VĂN BẢN PHÁP QUY | HỒ SƠ CHỨNG MINH |
4 | Dịch vụ đòi nợ | 2 tỷ VNĐ | Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ – CP, ngày 14/06/2012, về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. |
|
5 | Dịch vụ bảo vệ | 2 tỷ VNĐ | Điều 9, NĐ 52/2008 NĐ – CP ngày 22/04/2008, Nghị định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ |
|
4. Sản xuất phim
Sản xuất phim ở Việt Nam đang ngày càng được phát triển, thị trường điện ảnh bùng nổ mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của phim Việt. Các doanh nghiệp sản xuất phim ở nước ta đang ngày càng đa dạng về thể loại từ phim tình cảm, kinh dị, hài kịch cho tới phim hành động hấp dẫn hay những bộ phim hoạt hình vui nhộn. Mang lại được nhiều sự lựa chọn cho khán giả ở mọi lứa tuổi, mọi giới.
STT | NGÀNH | MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH | VĂN BẢN PHÁP QUY | HỒ SƠ CHỨNG MINH |
6 | Sản xuất phim | 1 tỷ VNĐ | Điều 11, NĐ 54/2010 NĐ -CP ngày 21/02/2010, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Lu ật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12. |
|
5. Dịch vụ xuất khẩu lao động
Đưa người lao động đi nước ngoài làm việc vừa đem lại lợi ích cho kinh tế, vừa đem lại lợi ích cho xã hội. Tăng thu nhập cho người lao động, tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động, Nhà nước còn tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Về mặt xã hội, giúp giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng tay nghề, chuyên môn, tiếp thu được nhiều khoa học về cho đất nước.
STT | NGÀNH | MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH | VĂN BẢN PHÁP QUY | HỒ SƠ CHỨNG MINH |
7 | Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài | 5 tỷ VNĐ | Điều 3, NĐ 126/2007 NĐ – CP ngày 01/08/2007, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng | Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng thương mại theo quy định. |
6. Vận chuyển hàng không
STT | NGÀNH | MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH | VĂN BẢN PHÁP QUY | HỒ SƠ CHỨNG MINH | |
8 | Vận chuyển hàng không quốc tế | Khai thác 1-10 tàu bay | 500 tỷ VNĐ | Khoản 1, Điều 8, NĐ 76/2007 NĐ-CP ngày 09/05/2007, về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung | Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định. |
Khai thác 11-30 tàu bay: | 800 tỷ VNĐ | ||||
Khai thác >30 tàu bay: | 1000 tỷ VNĐ | ||||
Vận chuyển hàng không nội địa | Khai thác 1-10 tàu bay | 200 tỷ VNĐ | |||
Khai thác 11-30 tàu bay: | 400 tỷ VNĐ | ||||
Khai thác >30 tàu bay | 500 tỷ VNĐ |
Hàng không có vai trò như mạng lưới kết nối Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, rất cấp thiết cho kinh tế toàn cầu nhờ đó làm cầu nối về giao lưu văn hóa, chính trị và kinh tế. Và đóng góp to lớn trong GDP và đang có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhiều năm qua, chính vì vậy đây cũng là 1 ngành chủ chốt cần được nhà nước quan tâm và quản lý chặt chẽ.
7. Doanh nghiệp kinh doanh tại cảng hàng không
STT | NGÀNH | MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH | VĂN BẢN PHÁP QUY | HỒ SƠ CHỨNG MINH | GHI CHÚ | |
9 | Doanh nghiệp kinh doanh tại cảng hàng không | Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế | 100 tỷ VNĐ | Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007 NĐ-CP ngày 25/05/2007 về quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay | Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định. | Doanh nghiệp cảng hàng không |
Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa | 30 tỷ VNĐ |
8. Cung cấp dịch vụ càng hàng không nhưng không phải là doanh nghiệp cảng hàng không & Kinh doanh hàng không chung
STT | NGÀNH | MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH | VĂN BẢN PHÁP QUY | HỒ SƠ CHỨNG MINH | |
10 | Không phải doanh nghiệp cảng hàng không nhưng cung cấp dịch vụ cảng hàng không | Tại cảng hàng không quốc tế | 30 tỷ VNĐ | Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007 NĐ-CP ngày 25/05/2007, về quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay | Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định. |
Tại cảng hàng không nội địa | 10 tỷ VNĐ | ||||
11 | Kinh doanh hàng không chung | 50 tỷ VNĐ | Khoản 2, Điều 8, NĐ 76/2007 NĐ-CP ngày 09/05/2007, về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung. | Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định |
9. Dịch vụ kiểm toán
STT | NGÀNH | MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH | VĂN BẢN PHÁP QUY | HỒ SƠ CHỨNG MINH | GHI CHÚ |
12 | Dịch vụ kiểm toán | 3 tỷ 5 tỷ (áp dụng kể từ ngày 1/1/2015) | Điều 5, NĐ 17/2012 NĐ-CP ngày 13/03/2012, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập | Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định. | Áp dụng đối với Công ty TNHH |
10. Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất
STT | NGÀNH | MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH | VĂN BẢN PHÁP QUY | HỒ SƠ CHỨNG MINH | GHI CHÚ | |
13 | Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện , số thuê bao viễn thông | Thiết lập mạng trong phạm vi 1 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương | 5 tỷ VNĐ | Điều 19, Nghị định 25/2011/NĐ-CP, ngày 06/04/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông | Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định. | Phạm vi khu vực từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Trung ương phạm vi toàn quốc trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực: | 30 tỷ VNĐ | |||||
Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc | 100 tỷ VNĐ | |||||
Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông | Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực | 100 tỷ | ||||
Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc | 300 tỷ VNĐ | |||||
14 | Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng kênh tần số vô tuyến điện | 20 tỷ VNĐ | Điều 20, Nghị định 25/2011/NĐ-CP, ngày 06/04/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông. | Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định. | ||
Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo) | 300 tỷ VNĐ | |||||
Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện | 500 tỷ VNĐ | |||||
15 | Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh | 30 tỷ VNĐ | Điều 21, Nghị định 25/2011/NĐ-CP, ngày 06/04/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông. | Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định. |
Viễn thông có vai trò như cây cầu trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa mọi người và mọi nơi khác nhau trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội và đời sống sinh hoạt của con người. Viễn thông là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của 1 khu vực, 1 quốc gia và của thế giới.
Vì vậy, giữ vững được một cơ cấu viễn thông ổn định và mạnh mẽ còn góp phần giữ vững an ninh liên lạc trong 1 quốc gia. Ngành nghề này cũng nằm trong số những ngành đặc biệt quan tâm của nhà nước và phải được quản lý chặt chẽ.
11. Vốn pháp định của Công ty chứng khoán
Theo quy định vốn điều lệ công ty chứng khoán, vốn pháp định cho nghiệp vụ kinh doanh công ty chứng khoán, chi nhánh công tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài là:
- Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam
- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam
- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam
Theo quy định, vốn điều lệ của Công ty chứng khoán được quy định như sau:
Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ thực góp ban đầu. Phần vốn góp ban đầu của các cổ đông không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp phép thành lập và hoạt động; trừ những trường hợp chuyển nhượng cho thành viên sáng lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Đối với thể nhân góp vốn, thể nhân chỉ được sử dụng vốn của mình để góp vốn, không sử dụng các nguồn vốn uỷ thác đầu tư, nguồn vốn vay, vốn chiếm dụng từ tổ chức tài chính; tín dụng; pháp nhân và thể nhân khác. Thế nhân góp vốn phải có xác nhận của ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp tại Việt Nam về số tiền bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc các khoản tương đương tiền khác và các tài liệu chứng minh tài sản của thể nhân có đủ khả năng thực hiện cam kết góp vốn thành lập công ty chứng khoán;
Đối với pháp nhân góp vốn, quy định vốn điều lệ công ty chứng khoán như sau:
– Vốn chủ sở hữu khi trừ đi các khoản đầu tư dài hạn luôn luôn phải lớn hơn số vốn góp cam kết
– Báo cáo tài chính gần nhất phải được kiểm toán độc lập. Chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo tài chính này có kiểm toán tối thiểu bằng số vốn góp.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay cần nắm rõ được bộ Luật doanh nghiệp cũng như bộ Luật của các ngành liên quan đến lĩnh vực của mình hoạt động. Bởi mỗi lĩnh vực đều có liên quân đến sự quy định của các cấp ban ngành của nhà nước, và mỗi doanh nghiệp khi hoạt động phải chấp hành theo luật lệ.
Bạn có thể sẽ quan tâm thêm: Tra cứu tên và mã ngành kinh tế Việt Nam