Chủ doanh nghiệp tư nhân là ai? Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp tư nhân, có khá nhiều kiến thức cần phải tìm hiểu, bao gồm khái niệm, đặc điểm, và đặc biệt là việc so sánh ưu nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong bài viết này, Replus sẽ giải thích về chủ doanh nghiệp tư nhân cũng như cập nhật các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến chủ doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là ai?

Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 (https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=200447&classid=1&typegroupid=3): Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của cá nhân đối với tất cả hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là mô hình doanh nghiệp có một chủ sở hữu duy nhất, tương tự như công ty TNHH một thành viên. Cá nhân này sử dụng tài sản của mình để đầu tư vào hoạt động kinh doanh mà không chia sẻ quyền sở hữu hoặc liên kết với người khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất đầu tư vốn và thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định tất cả các vấn đề về cơ cấu, tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, họ tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản cá nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Cá nhân Việt Nam và cá nhân người nước ngoài, nếu thỏa mãn các điều kiện quy định của luật doanh nghiệp, đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Mặc dù chỉ có một chủ sở hữu, doanh nghiệp tư nhân vẫn được nhiều người xe là một tổ chức kinh tế được người quản lý và sở hữu tập thể lao động.

Quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân:

  • Chủ sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu và điều hành bởi một cá nhân duy nhất. Cá nhân này chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng toàn bộ tài sản của mình cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Phát hành chứng khoán: Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào ra thị trường công cộng để huy động vốn.
  • Số lượng doanh nghiệp: Mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập tối đa một doanh nghiệp tư nhân.
  • Kiêm nhiệm chức vụ: Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không được phép đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên danh nghĩa của công ty hợp danh.
  • Góp vốn: Doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, khác với các mô hình công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Những lưu ý đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Doanh nghiệp tư nhân vẫn là một đơn vị kinh tế, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp tư nhân có thể thuê mướn lao động để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế, kế toán và báo cáo tài chính.

Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân

  • Toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: chiến lược phát triển công ty; quản lý hoạt động kinh doanh; bộ máy tổ chức doanh nghiệp; quyết định đầu tư dự án; tuyển dụng lao động; bổ nhiệm các chức danh quản lý; sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật.
  • Được phép thực hiện kinh doanh về các ngành, nghề mà pháp luật không nghiêm cấm, bài trừ.
  • Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; tự quyết định ngành, nghề, địa bàn, và quy mô kinh doanh.
  • Quyết định hình thức huy động, phân bổ vốn và sử dụng.
  • Tham gia thị trường, tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng.
  • Có quyền thuê và khai thác lao động theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, tuân theo luật lao động.
  • Ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh năng quất và hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.
  • Quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp. 
  • Từ chối các yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định pháp luật.
  • Được phép khiếu nại, tố cáo bên sai phạm dựa vào quy định pháp luật.
  • Quyền chiếm hữu, sử dụng hay định đoạt tài sản và quyền quyết định sử dụng lợi nhuận thuộc về chủ sở hữu.
  • Có thể chuyển từ hình thức doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn. (https://replus.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tnhh/)

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

  • Chịu trách nhiệm thông qua toàn bộ tài sản của mình trước pháp luật cũng như mọi hành vi kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân cần được đăng ký minh bạch, chính xác.
  • Đảm bảo các nghĩa vụ thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác.
  • Tổ chức bộ máy kế toán, báo cáo tài chính theo định kỳ.
  • Khi cho thuê, bán hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần báo cáo lại cho cơ quan có thẩm quyền.
  • Việc vừa là chủ hộ kinh doanh vừa là thành viên công ty hợp danh là không được phép
  • Tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động theo như quy định của luật lao động.
  • Cam kết đảm bảo tính trung thực và chính xác của thông tin được kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
  • Thực hiện nghĩa vụ đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về chủ doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có được phép điều chỉnh vốn đầu tư trong quá trình hoạt động hay không?

Câu trả lời là có.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm vốn đầu tư trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, việc giảm vốn đầu tư xuống dưới mức vốn đã đăng ký chỉ được thực hiện sau khi chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn tất thủ tục đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có được xem là thương nhân hay không?

Câu trả lời là có.

Tuy nhiên, cần xác định tư cách chủ thể khi thực hiện hành vi thương mại và đối tượng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để giải quyết vấn đề này:

  • Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Quyền và nghĩa vụ kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định cụ thể trong pháp luật.
  • Doanh nghiệp tư nhân là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác.

Trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với doanh nghiệp chỉ được thể hiện trong các vụ kiện tụng liên quan đến doanh nghiệp, lúc này chủ doanh nghiệp tư nhân mới là nguyên đơn hoặc bị đơn trước cơ quan tố tụng. Do đó, có thể xác định doanh nghiệp tư nhân là thương nhân và thuộc loại thương nhân là tổ chức kinh tế.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có bắt buộc phải đứng ra quản lý doanh nghiệp không?

Câu trả lời là không.

Chủ doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải trực tiếp quản lý doanh nghiệp. Họ có thể tự quản lý hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh. Dù vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về mặt pháp luật.

Ai sẽ là người thay thế nếu chủ doanh nghiệp tư nhân qua đời?

Khi chủ doanh nghiệp tư nhân qua đời, người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ được công nhận là chủ sở hữu mới của doanh nghiệp tư nhân, nếu có sự thỏa thuận giữa các cá nhân đồng thừa kế.

Nếu những người thừa kế không thể đạt được thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể.

Nếu chủ doanh nghiệp tư nhân qua đời không có người thừa kế, hoặc người thừa kế từ chối nhận thừa kế hay bị tước quyền thừa kế, tài sản của doanh nghiệp sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Vừa rồi Replus đã giải đáp câu hỏi “Chủ doanh nghiệp tư nhân là ai”?, Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân. Hy vọng bài viết trên mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích!

Bài viết cùng chủ đề

Top 11+ công ty thám tử Việt Nam uy tín, điều tra nhanh

Hiện nay, ngày càng có nhiều người có nhu cầu thuê thám tử để theo dõi và điều tra thông tin. Chính điều này dẫn đến nguồn cung cấp dịch vụ thám tử cũng tăng theo. Trước số lượng công ty thám tử Việt Nam đông đảo, nhiều người gặp...

Mẹo khởi nghiệp: Tất tần tật về thành lập công ty Hà Nội

Khởi nghiệp tại Hà Nội đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu rõ các quy định pháp lý. Việc thành lập công ty Hà Nội không chỉ đơn giản là hoàn tất thủ tục mà còn cần sự am hiểu về thị trường và các yêu cầu cần...

Top 10 quán cơm trưa văn phòng Tân Bình ngon, đông khách

Bữa trưa là nguồn cung cấp năng lượng để dân văn phòng có sức “cày” đến hết một ngày dài làm việc. Chính vì thế, bữa trưa phải đầy đủ dưỡng chất, ngon miệng và đặc biệt là an toàn vệ sinh. Trong bài viết dưới đây, Replus sẽ gợi...

Top 12+ địa chỉ văn phòng phẩm quận 7 giá rẻ

Nếu bạn đang tìm kiếm các cửa hàng văn phòng phẩm quận 7 với giá rẻ và đa dạng các sản phẩm, bài viết này sẽ cung cấp danh sách top 12+ địa chỉ uy tín. Tại đây, bạn không chỉ có thể dễ dàng tìm thấy các vật dụng...

Bản đồ thế giới và bản đồ 6 châu lục mới nhất [Chuẩn 2024]

Bản đồ thế giới là công cụ trực quan giúp con người nhận diện các châu lục, quốc gia, và đại dương trên toàn cầu. Nó không chỉ phản ánh sự phân chia địa lý mà còn mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kinh tế và quân sự....

Dịch vụ Văn Phòng Trọn Gói quận Bình Thạnh giá rẻ

Văn phòng trọn gói đã không còn quá xa lạ gì với mọi người chúng ta hiện nay, nhất là Văn phòng trọn gói quận Bình Thạnh. Nhưng 1 số người còn thắc mắc văn phòng trọn gói Bình Thạnh là gì? Lý do nên chọn văn phòng trọn gói...