Thế giới đang chao đảo khi đối mặt với những ảnh hưởng của Covid-19. Hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, thông báo trả mặt bằng, cho thuê mặt bằng để tiết kiệm chi phí…. Tình trạng này đang diễn ra hằng ngày, vậy doanh nghiệp Việt Nam đã và đang giải bài toán này như thế nào để vượt qua mùa Covid-19. Để làm rõ hơn tác động của cuộc chiến khủng hoảng kinh tế này, hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây:
Những ảnh hưởng của Covid-19 đến doanh nghiệp
Trong Quý I/2020, cả nước có 29.711 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của Quý I giai đoạn từ 2015-2019.
Có thể thấy, những tác động từ dịch bệnh Covid 19 đang đẩy không ít doanh nghiệp đến tình trạng khó khăn. Thậm chí là phá sản nếu không có kế hoạch kinh doanh phù hợp trong giai đoạn này.
Theo thống kê của Cục Quản lý cho hay, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong thời gian ngắn hạn Quý I/ 2020 tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong giai đoạn 2015 -2019. Sự bùng phát dịch bệnh Covid 19 trên thế giới chung và Việt Nam nói riêng đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh – xã hội. Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu tác động nặng nề.
Tính tới thời điểm này, dịch Covid 19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài. Trong khi đó, các nước đối tác lớn đều đang đóng cửa thương mại để ưu tiên phòng tránh dịch. Vậy bài toán này được giải quyết như thế nào trong thời gian tới?
>> Xem thêm: Văn phòng cao cấp chi phí rẻ dành cho các doanh nghiệp
Đâu là giải pháp thiết thực dành cho doanh nghiệp trong mùa Covid-19 ?
Có thể thấy, Việt Nam là một trong các nước chịu tác động mạnh mẽ và trực tiếp từ phía cung và cầu. Chính vì thế, nhiều giải pháp được doanh nghiệp áp dụng để để vượt qua giai đoạn khủng hoảng trong mùa dịch này:
Cắt giảm chi phí vận hành
Một trong giải pháp được nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay là sử dụng dịch vụ văn phòng ảo. Mô hình này mang lại sự hiệu quả về mặt kinh tế giúp doanh nghiệp cắt giảm một khoản tiền không hề nhỏ cho việc thuê mặt tiền, chi phí setup, vận hành…Đồng thời, sử dụng văn phòng ảo sẽ đảm bảo an toàn về vấn đề sức khỏe của nhân viên.
Chúng ta có thể hiểu, dịch vụ văn phòng ảo là loại hình cung cấp cho doanh nghiệp một địa chỉ đăng ký kinh doanh “đắc địa” ngay trung tâm thành phố mà không cần đến diện tích thực tế.
Theo nhiều thống kê cho hay, việc chuyển đổi từ văn phòng truyền thống sang văn phòng ảo giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm hơn 90% chi phí thuê văn phòng. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ từ việc giảm chi phí nhân sự như bộ phận lễ tân, vệ sinh, nhân viên IT…
Có thể nói, văn phòng ảo là giải pháp thiết thực cho doanh nghiệp trong giai đoạn gặp khó khăn do Covid-19.
Chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp
Trong giai đoạn gặp khó khăn từ Covid 19, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách chuyển đổi hoặc bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của mùa dịch. Một số doanh nghiệp khác tận dụng thời cơ này xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Cụ thể, nhiều khách hàng đăng ký làm nơi cách ly tập trung có trả phí để hỗ trợ công cuộc phòng dịch của các nước. Coca – Cola tạm dừng hoạt động quảng cáo, đóng góp vào ngân sách phòng dịch. Hành động này mang lại hiệu ứng tốt và ghi điểm trong mắt người tiêu dùng. Sau bánh mì thanh long, ABC Bakery tiếp tục mang lại hiệu ứng tốt khi cung cấp 3000 ổ bánh mì dinh dưỡng cho y bác sĩ đang chiến đấu với dịch Covid 19…
Thu hẹp quy mô sản xuất
Bên cạnh những chiến dịch xây dựng thương hiệu thì giải pháp thu hẹp quy mô sản xuất phù hợp với nguồn vốn cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tình hình dịch Covid 19 chưa kết thúc đồng nghĩa doanh nghiệp phải có những chiến lược phù hợp. Do đó, thu hẹp lại quy mô, đẩy mạnh chiến lược phát triển sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này.
Đa dạng kênh bán hàng
Một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng là chuyển hướng kinh doanh từ offline sang online để sống sót qua mùa Corona. Có thể thấy rõ từ tháng 12/2020 nhiều thương hiệu ăn nên làm ra từ kênh này như Lazada, Shopee.. có mức tăng trưởng hơn 40% so với trước Tết.
Sử dụng phương thức kinh doanh này, người mua cảm thấy an toàn vì sản phẩm về tới tay mình khi mua hàng trên các trang thương mại điện tử. Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu và hạn chế tối đa lượng hàng hóa tồn kho. Từ đó, luân chuyển được dòng tiền “nuôi sống” doanh nghiệp.
Với những gì doanh nghiệp đã và đang trải qua trong mùa đại dịch Covid 19 như hiện nay, chắc chắn không thể thiếu những kế hoạch công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, việc sử dụng văn phòng ảo là một trong những giải pháp phù hợp dành cho doanh nghiệp trong mùa Covid-19.