Thành lập chi nhánh dường như không có quá xa lại với các doanh nghiệp trong thời buổi thị trường hiện nay. So với việc thành lập văn phòng đại diện hay địa chỉ kinh doanh, chi nhánh có nhiều ưu điểm giúp cho doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn. Vì thế, mà đây được xem là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Tuy nhiên, sau khi thành lập chi nhánh cần phải làm gì thì còn nhiều doanh nghiệp mắc phải. Hãy để chúng tôi giải đáp trong bài phía bên dưới nhé!
Chi nhánh được hiểu dùng để chỉ một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nó có nhiệm vụ thực hiện một hoặc toàn bộ các chức năng của một doanh nghiệp, kể cả chức năng ủy quyền từ doanh nghiệp. Việc thành lập chi nhánh có thể giúp cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh, tiếp cận gần hơn với các đối tượng khách hàng, hỗ trợ giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng trở nên dễ dàng hơn.
Vì có chức năng kinh doanh như một doanh nghiệp, vì thế sau khi được thành lập chi nhánh hay còn gọi là thành lập công ty ở địa điểm khác cần phải được thực hiện hoàn tất một số các thủ tục trước khi chính thức bước vào hoạt động kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn về những việc mà sau khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp cần phải làm, nên tham khảo một số quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:
Kết thúc quá trình thành lập chi nhánh theo đúng quy định về luật pháp, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện một số các thủ tục theo yêu cầu để chi nhánh có thể bước vào hoạt động kinh doanh chính thức. Cụ thể như:
Khi thành lập chi nhánh mới, chi nhánh phải có trách nhiệm kê khai và thực hiện nộp phí môn bài cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Đối với trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh và trụ sở chính được thành lập cùng cấp tỉnh, thì doanh nghiệp sẽ thực hiện việc kê khai và nộp phí môn bài cho chi nhánh. Mặt khác, nếu chi nhánh được thành lập khác địa phương với trụ sở chính, thì chi nhánh sẽ tư thực hiện việc kê khai và nộp thuế môn bài cho cơ quan chức năng.
Hồ sơ cho việc kê khai và nộp phí môn bài của một chi nhánh doanh nghiệp bao gồm:
Đối với những chi nhánh độc lập hay chi nhánh phụ thuộc, đều có quyền được tự in hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp một cách hợp pháp. Ngoài ra, mẫu hóa đơn của chi nhánh không bắt buộc phải giống với mẫu của trụ sở chính, tùy theo nhu cầu sử dụng của chi nhánh là như thế nào.
Các chi nhánh phải thực hiện nộp Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu chậm nhất là 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn, cho cơ quan thuế có thẩm quyền
Tuy nhiên, khi chi nhánh thực hiện sử dụng mẫu hóa đơn chung cùng với doanh nghiệp, thì cần lưu ý các điều như sau:
Chi nhánh cần liên hệ với ngân hàng để tiến hành mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho mình, ngay sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Sau đó, trong thời hạn là 10 ngày, tính từ thời điểm được mở tài khoản ngân hàng, chi nhánh phải thông báo số tài khoản ngân hàng cho sở Kế hoạch và Đầu tư – nơi cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho chi nhánh
Theo Điều 11 của Thông tư 156/2013/TT-BTC có quy định, việc kê khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp được chi làm hai trường hợp như sau:
Tóm lại, trên đây là các nội dung để trả lời cho câu hỏi sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì mà chúng tôi muốn mang đến cho quý khách hàng. Nếu có thắc mắc gì cần được giải đáp, bạn có thể để lại ý kiến phản hồi ở bên dưới nhé!
Hãy liên hệ ngay đến Replus để được nhân viên chúng tôi tư vấn kỹ lưỡng hơn về thành lập chi nhánh:
🌐 Website: www.replus.vn – replus.com.vn
☎ Hotline: 0932 678 626 – 028 6288 3088
📧 Email: info@replus.com.vn