Biên bản hủy hợp đồng có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong các lĩnh vực như mua, bán hàng hóa , thi công hay dịch vụ. Đây là một loại biên bản có tính pháp lý cao, tuy nhiên, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nắm rõ và biết cách soạn thảo một biên bản hủy hợp đồng đúng cách. Qua bài viết sau đây, Replus sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những nội dung có liên quan đến mẫu biên bản hủy đồng chi tiết theo quy định mới nhất.
Biên bản hủy hợp đồng là gì?
Hủy bỏ hợp đồng là trường hợp hủy bỏ điều kiện mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định trong hợp đồng được ký kết trước đó và một trong hai bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.
Biên bản hủy hợp đồng là loại văn bản thường liên quan đến tính pháp lý cao, được sử dụng phổ biến với những hoạt động tổ chức trong môi trường kinh doanh. Mục đích của việc lập mẫu biên bản hủy hợp đồng nhằm để các chủ thể có thể chấm dứt hợp đồng theo đúng trình tự của pháp luật.
Biên bản hủy hợp đồng cần nêu rõ thông tin cá nhân các bên tham gia cũng như nguyên nhân và lý do xoay quanh vấn đề huỷ hợp đồng. Biên bản hủy hợp đồng nên có đầy đủ chữ ký hai bên nhằm đảm bảo tính pháp lý của biên bản.
Trước khi hoàn thành thủ tục hủy hợp đồng, các chủ thể cần giải quyết các khoản nợ và các nghĩa vụ còn lại trong hợp đồng, Sau khi mẫu biên bản hủy hợp đồng được ký kết, theo pháp luật, hai bên tham gia sẽ chấm dứt toàn bộ quyền và nghĩa vụ có liên quan trong hợp đồng trước đó.
Tổng hợp các mẫu công văn đề nghị được sử dụng phổ biến nhất
Các trường hợp được phép sử dụng mẫu biên bản huỷ hợp đồng
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về các trường hợp được phép sử dụng biên bản hủy hợp đồng, các chủ thể có quyền sử dụng thông qua ba trường hợp sau:
Trường hợp 1: Theo điều 424 của Bộ luật Dân sự 2015, hủy hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ.
Biên bản hủy hợp đồng trong trường hợp này được sử dụng khi một trong hai bên tham gia thực hiện chậm trễ hoặc không tuân thủ đúng nghĩa vụ trong một khoảng thời gian đã được cam kết trong hợp đồng trước đó.
Bên cạnh đó, trong trường do tính chất của hợp đồng, các điều kiện cần một khoảng thời gian nhất định mới đạt đủ yêu cầu trong hợp đồng ký kết. Nhưng quá thời gian quy định, một trong hai bên không đáp ứng đủ các điều kiện, bên bị chậm trễ có quyền thực hiện mẫu biên bản hủy hợp đồng và yêu cầu bên còn lại tham gia chấm dứt mối quan hệ đã cam kết trên hợp đồng trước đó.
Trường hợp 2: Theo điều 425 của Bộ luật Dân sự 2015, hủy hợp đồng do không có khả năng thực hiện.
Trong trường này, biên bản hủy hợp đồng có hiệu lực khi một trong hai bên tham gia có khả năng thực hiện một phần hay không có khả năng thực hiện toàn bộ các điều khoản khiến việc đạt mục đích của hợp đồng không được đáp ứng.
Để tránh rủi ro không đáng có, bên chịu thiệt có quyền yêu cầu bên còn lại tham gia thực hiện mẫu biên bản hủy hợp đồng, chấm dứt mối quan hệ đã cam kết trong hợp đồng trước đó và bồi thường thiệt hại nếu có.
Trường hợp 3: Theo điều 426 của Bộ luật Dân sự 2015, hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng.
Biên bản hủy hợp đồng được sử dụng đối với trường hợp này khi một bên tham gia hợp đồng làm mất hay làm hư hỏng tài sản nhưng không đủ điều kiện để sửa chữa hay hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc cùng loại.
Bên chịu thiệt hại có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm bồi thường tiền bằng với giá trị tài sản bị mất hay hư hỏng. Trừ trường hợp cả hai bên có thỏa thuận khác, bên vi phạm sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ đền bù đã cam kết.
Nội dung cần có trong biên bản hủy hợp đồng
Biên bản hủy hợp đồng là loại biên bản quan trọng đối với những tổ chức có liên quan trong hoạt động kinh doanh. Nhằm đảm bảo tính pháp luật, mẫu biên bản hủy hợp đồng nên được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật theo các mục nội dung sau:
Đối với phần mở đầu của mẫu biên bản hủy hợp đồng: bao gồm các phần liên quan đến thông tin Quốc hiệu, tên biên bản, ngày xác nhận lập biên bản hủy hợp đồng. Về phần tên và ngày xác lập biên bản cần ghi rõ thông tin.
Đối với phần nội dung của mẫu biên bản hủy hợp đồng: phần này được xem là phần quan trọng của mẫu đơn bao gồm các mục như thông tin cá nhân của hai bên, lý do hủy hợp đồng và lời cam đoan.
Đối với phần cuối của mẫu biên bản hủy hợp đồng: tại đây đôi bên cần xác nhận cũng như cam kết đúng các thông tin đã kê khai bằng cách ký kết và ghi rõ họ và tên nhằm đảm bảo an toàn về quyền lợi của hai bên tham gia.
Mẫu biên bản hủy hợp đồng là biên bản có tính pháp lý cao. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện đúng và đủ các nội dung cần thiết trong một biên bản hủy hợp đồng nhằm giúp cho quá trình thực hiện thủ tục được hoàn thành trọn vẹn và nhanh chóng hơn.
Việc thực hiện biên bản hủy hợp đồng dẫn đến những hậu quả nào?
Đa phần việc hủy hợp đồng được thực hiện là do một hoặc cả hai bên không đạt được thỏa thuận hợp đồng đã giao kết trước đó. Do việc thực hiện biên bản hủy hợp đồng xuất phát từ những lý do không đáng có, nằm ngoài sự kiểm soát của các bên nên sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau:
– Khi biên bản hủy hợp đồng được ký kết thì hợp đồng trước đó không còn hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Các bên tham gia không còn nghĩa vụ với nhau, theo đó, các bên phải hoàn tất việc thanh toán các khoản bồi thường thiệt hại và tranh chấp.
– Sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản tài sản, các bên phải có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã được nhận. Trường hợp các bên có cùng trách nhiệm hoàn trả thì phải được đồng thời cùng một thời điểm, trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác từ hai phía.
– Trong trường hợp nếu chủ thể là bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên còn lại được phép yêu cầu bồi thường và hoàn thành đúng trách nhiệm theo quy định trên hợp đồng trước khi ký kết biên bản hủy hợp đồng.
– Trường hợp việc thực hiện hủy bỏ hợp đồng không thuộc vào các trường hợp được quy định theo Bộ luật Dân sự, bên hủy bỏ được xác định là bên vi phạm và phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Replus cung cấp cho bạn về biên bản hủy hợp đồng chi tiết. Hy vọng qua bài viết này, các doanh nghiệp đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích liên quan đến mẫu biên bản hủy hợp đồng nhằm giúp chủ thể doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện đúng theo quy định pháp luật khi có nhu cầu sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Mẫu biên bản hủy hợp đồng mới nhất theo quy định
Mẫu tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………………….
BIÊN BẢN THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Ngày…tháng…năm…, tại [địa điểm], chúng tôi gồm:
I. BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ (BÊN A)
CÔNG TY: …………………………………………………………………………………………
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..
Đại diện: Ông/Bà ………………………………………………………………………………..
Chức danh: …………………………………………………………………………………………
II. BÊN THỰC HIỆN DỊCH VỤ (BÊN B)
CÔNG TY: …………………………………………………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
Đại diện: Ông/Bà ………………………………………………………………………………………
Chức danh:……………………………………………………………………………..
Hai bên thực hiện việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dịch vụ số … như sau:
Điều 1: NỘI DUNG
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dịch vụ số …. bắt đầu từ ngày …../….. /….
Nghĩa vụ, công nợ còn lại của hợp đồng cần thực hiện:
Nghĩa vụ của Bên A:
Nghĩa vụ của Bên B:
Ngoài các nghĩa vụ đã nêu tại biên bản này, hai bên xác nhận sau khi ký biên bản thanh lý hợp đồng, các bên không còn bất kỳ quyền lợi hoặc nghĩa vụ nào phát sinh từ hợp đồng.
Điều 2: HIỆU LỰC CỦA BIÊN BẢN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Biên bản chấm dứt hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Biên bản này được lập thành 01 trang, 02 bản có giá trị như nhau. Các bên đồng ý với nội dung thỏa thuận chấm dứt hợp đồng và ký tên dưới đây.
BÊN A BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên ) (Ký và ghi rõ họ tên )
CÔNG TY CỔ PHẦN REPLUS
Website: replus.vn – replus.com.vn
Hotline: 0932 789 656 – 0932 678 626
Email: [email protected]