Mẫu công văn giải thể dành cho doanh nghiệp năm 2024

Trong quá trình hình thành và phát triển kinh doanh, việc giải thể là điều mà không có bất cứ doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do khác nhau khiến cho doanh nghiệp phải đứng trước tình huống khó khăn không thể cứu vãn và việc làm công văn giải thể kinh doanh là hướng đi tốt nhất dành cho doanh nghiệp tại thời điểm đó. Và nếu bạn vẫn chưa biết cách thực hiện, bài viết sau đây, Replus sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện một mẫu công văn giải thể kinh doanh năm 2024.

Công văn giải thể doanh nghiệp là gì?

mẫu công văn giải thể là gì

Giải thể doanh nghiệp là hình thức doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh lý các khoản nợ, tài sản, tiến hành xác nhận chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý trong hoạt động kinh doanh và rút khỏi nền kinh tế thị trường.

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định khái niệm cụ thể dành mẫu công văn giải thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể hiểu, mẫu công văn giải thể doanh nghiệp là hình thức văn bản doanh nghiệp sử dụng để giải trình về việc giải thể của doanh nghiệp để gửi lên cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật doanh nghiệp.

Ngoài ra, để hoàn tất thủ tục giải thể, doanh nghiệp cần xin xác nhận về việc không nợ thuế, khóa mã số thuế và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.

Mẫu công văn giải thể doanh nghiệp có hiệu lực khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh, công ty không đủ số lượng nhân viên theo quy định hoặc công ty thua lỗ dẫn đến phá sản, muốn giải thể doanh nghiệp. Một điều lưu ý là doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã hoàn tất thanh toán các khoản nợ trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án.

Mẫu công văn giải thể kinh doanh dành cho doanh nghiệp

Mẫu công văn giải thể là một văn bản quan trọng được sử dụng với mục đích chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Và nếu doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ nội dung cần có trong công văn giải thể, hãy cùng Replus tìm hiểu các nội dung sau đây nhé!

Thông tin cá nhân của doanh nghiệp: tại phần này, doanh nghiệp cần điền đầy đủ thông tin bao gồm tên công ty, mã số thuế, địa chỉ đặt trụ sở chính và các thông tin quan trọng cần có theo quy định pháp luật.

Trình bày lý do giải thể: đây được xem là nội dung chính của mẫu công văn giải thể, chính vì thế, ở phần này doanh nghiệp cần trình bày rõ ràng, cụ thể lý do giải thể để quá trình làm thủ tục được diễn ra minh bạch và nhanh chóng.

Cam kết tính trung thực liên quan đến thời hạn, thanh toán các khoản nợ trước khi giải thể doanh nghiệp: để hoàn tất thủ tục giấy tờ liên quan đến vấn đề giải thế, trước hết, doanh nghiệp cần thanh toán các khoản nợ mà doanh nghiệp còn tồn đọng và cam kết hoàn thành đúng quy định.

Có đầy đủ thông tin chữ ký của chủ doanh nghiệp trong mẫu công văn giải thể: Để tăng tính hiệu lực của mẫu công văn giải thể, trong mẫu đơn cần có chữ ký xác minh của doanh nghiệp, việc này nhằm cam kết tính trung thực và thể hiện kết thúc quá trình giải thể theo đúng quy định pháp luật.

công văn giải thể kinh doanh cho doanh nghiệp

Quy trình từng bước hoàn thiện mẫu công văn giải thể doanh nghiệp

Để có thể kết thúc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quy trình hoàn thiện thủ tục sẽ được thực hiện từng bước theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, điều này không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ, vì thế, Replus sẽ hướng dẫn quy trình cụ thể thực hiện mẫu công văn giải thể theo từng bước sau:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Để hoàn thiện được hồ sơ mẫu công văn giải thể phải có sự đồng ý, nhất trí từ các thành viên. Trong đó, việc giải thể doanh nghiệp phải được thông qua bởi chủ sở hữu doanh nghiệp đối với công ty TNHH một thành viên hoặc bởi Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên…

Bước 2: Thông báo quyết định giải thể ở chế độ công khai

Sau khi quyết định mẫu công văn giải thể được thông qua trong vòng 7 ngày, doanh nghiệp phải thông báo cho các cơ quan có liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết. Trường hợp doanh nghiệp còn trách nhiệm tài chính chưa thanh toán phải đính kèm theo quyết định giải thể để đề xuất phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

Bước 3: Thanh lý tài sản và khoản nợ của doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp phải trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp công ty có quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng và việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp cần thực hiện theo thứ tự từ các khoản nợ lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội đến các khoản nợ thuế và nợ khác trước khi hoàn thiện mẫu công văn giải thể doanh nghiệp.

thanh lý tài sản và khoản nợ của doanh nghiệp

Bước 4: Nộp hồ sơ xác nhận giải thể doanh nghiệp

Trong vòng 5 ngày kể từ sau khi thanh toán hết các khoản nợ, người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật cần phải gửi hồ sơ mẫu công văn giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm các giấy tờ quan trọng sau:

– Trình bày về quyết định giải thể doanh nghiệp.

– Báo cáo tình trạng thanh lý tài sản doanh nghiệp.

– Danh sách xác nhận số nợ đã thanh toán.

Bước 5: Cập nhật tình trạng của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khoản 8 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2022, đối với trường hợp giải thể theo hồ sơ, phải cập nhật tình trạng pháp lý trên cơ sở dữ liệu quốc gia trong khoảng thời 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ nhận công văn giải thể của doanh nghiệp. Còn đối với trường hợp giải thể tự động, sau 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể, doanh nghiệp cần cập nhật tình trạng pháp lý trên cơ sở dữ liệu quốc gia, đồng thời phải khẩn trương thực hiện thủ tục quyết toán thuế.

Một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện mẫu công văn giải thể doanh nghiệp

Sau khi giải thể, dấu mộc của công ty được xử lý như thế nào?

Sau khi hoàn thành thủ tục hồ sơ mẫu công văn giải thể, những doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp phải có trách nhiệm trả con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký con dấu để nhận được giấy chứng nhận thu hồi con dấu. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng cùng với hình thức xử phạt bổ sung.

Hướng dẫn tra mẫu dấu công

một số câu hỏi của doanh nghiệp sau khi giải thể

Doanh nghiệp sẽ bị cấm hoạt động nào kể từ khi có quyết định giải thể?

Chủ doanh nghiệp sẽ không được phép thực hiện một số hoạt động trong kinh doanh kể từ khi có quyết định thực hiện thủ tục mẫu công văn giải thể bao gồm: quyền đòi nợ, ký kết hợp đồng mới, cầm cố, thế chấp tài sản, huy động vốn,…

Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp lên cơ quan nào tiếp nhận và giải quyết?

Doanh nghiệp nộp mẫu công văn giải thể doanh nghiệp lên cơ quan thuế và sở KH & ĐT sẽ tiếp nhận hồ sơ giải thể của doanh nghiệp để cơ quan tiếp nhận và thực hiện hoàn thành thủ tục giải thể cho doanh nghiệp.

nộp hồ sơ giải thể lên cơ quan nào

Các trường hợp nào thì tiến hành làm mẫu đơn giải thể doanh nghiệp?

Các trường hợp sau đây sẽ tiến hành làm mẫu công văn giải thể doanh nghiệp:

– Hết thời hạn hoạt động theo Điều lệ nhưng không có quyết định gia hạn.

– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn và Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần.

– Công ty không còn đảm bảo số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng đồng thời không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngoại trừ trường hợp có quy định khác từ Luật Quản lý thuế.

Mất bao lâu thì mới hoàn thành xong thủ tục giải thể doanh nghiệp?

Nếu quá trình làm giải thể doanh nghiệp diễn ra thuận lợi thì việc làm thủ tục giải thể công ty thường sẽ mất khoảng 1 tuần để hoàn thành. Tuy nhiên, nếu có vấn đề phát sinh xảy ra liên quan vấn đề nợ thuế, quá trình sẽ lâu hơn, tức là mất từ 10-15 ngày hoặc vài tháng.

Trên đây là tất cả những thông tin bổ ích về mẫu công văn giải thể mà Replus đã cung cấp cho bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm cho bản thân chút kinh nghiệm để thực hiện quá trình làm mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp một cách nhanh gọn nhất nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN REPLUS

Website: replus.vnreplus.com.vn

Hotline: 0932 789 6560932 678 626

Email: [email protected]

Bài viết cùng chủ đề

Top 10 văn phòng luật sư Cần Thơ đáng tin cậy nhất

Tại Cần Thơ, nơi nổi bật với những doanh nghiệp và cá nhân đang tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy, có nhiều văn phòng luật sư uy tín đã ra đời để đáp ứng nhu cầu này. Bài viết này Replus sẽ giới thiệu đến bạn...

Doanh nghiệp trốn thuế sẽ xử phạt như thế nào mới nhất 2024?

Trốn thuế luôn là một căn bệnh nan y đang âm thầm xói mòn nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hàng năm, ngân sách nhà nước thất thoát hàng nghìn tỷ đồng do hành vi gian lận thuế của các doanh nghiệp, gây ảnh...

Tìm hiểu về doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp đóng vai trò quan trọng trong sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Một trong những lựa chọn phổ biến đối với các doanh nhân khởi nghiệp là doanh nghiệp tư nhân...

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm và thủ tục thành lập

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam, thu hút nhiều cá nhân tham gia bởi tính đơn giản, linh hoạt và phù hợp với quy mô kinh doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bài viết này sẽ giới thiệu những đặc điểm...

Hướng dẫn các cách tra cứu nợ BHXH của doanh nghiệp 2024

Tra cứu nợ BHXH của doanh nghiệp là một bước quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và duy trì sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chậm trễ hoặc không đóng BHXH, người lao động có thể gặp khó khăn...

Cách tra cứu thông tin doanh nghiệp trên mạng quốc gia mới nhất

Tra cứu thông tin về doanh nghiệp trên mạng quốc gia là cách thức nhanh nhất giúp đơn vị kinh doanh biết được một số thông tin cơ bản của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để tra cứu thông tin doanh nghiệp trên mạng quốc gia? Có phải trả...